3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng độ
3.2.3. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp
của đội ngũ thẩm phán
Trong các giải pháp để xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu CCTP thì giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán hết sức quan trọng. TAND tỉnh luôn quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định về những việc công chức không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân; ban hành văn bản chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các Thẩm phán có hành vi vi phạm theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những Thẩm phán vi phạm kỷ luật công vụ.
Để không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán Toà án cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Một là,Thực hiện tốt về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án nhằm đẩy mạnh thực hiện tốt Nghị quyết lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng(Khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết lần thứ 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa”; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và bám sát một cách thiết thực, hiệu quả gắn với phong trào thi đua “ Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” của Tòa án nhân dân với phương
châm “ gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, bám sát chủ đề của TANDTC: “Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán Tòa án nhân dân”.
Hai là,Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm và những năm tiếp theo đến đội ngũ công chức, Thẩm phán. Trong đó chú trọng xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ Thẩm phán thật sự trong sạch, vững mạnh, bảo đảm về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân.
Ba là, Tăng cường công tác quản lý đội ngũ Thẩm phán thường xuyên giữ gìn phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật công vụ, nâng cao trình độ chuyên môn và chịu trách nhiệm với công tác được giao. Yêu cầu mỗi Thẩm phán có bản đăng ký thực hiện nghiêm chỉnh và không vi phạm các quy định của Luật cán bộ, công chức; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật phòng chống tham nhũng; Quy tắc ứng xử của CB, CC ngành và acsc quy định khác của pháp luật.
Bốn là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp đối với đội ngũ Thẩm phán, song song với công tác bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật mới, kỹ năng nghề nghiệp,... Phương pháp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán phải có sự đổi mới, thường xuyên thay đổi, cập nhật để có thể thực hiện được mục tiêu định hướng hành động trong tình hình mới.