ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp ở Thanh Hóa
Để đạt được mục tiêu về xây dựng đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án trong tiến trình CCTP và đổi mới đất nước.Trên cơ sở các chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng Thẩm phán của TAND tối cao, TAND tỉnh Thanh Hóa cụ thể hóa thành các quan điểm và yêu cầu nâng cao hiệu quả xây dựng dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Thanh Hóa, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quan điểm về tăng cường số lượng đội ngũ Thẩm phán.Trên cơ sở tổng biên chế và số lượng Thẩm phán Tòa án hai cấp được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ hàng năm, TAND tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn đúng quy định; đảm bảo luôn đủ số lượng TP đáp ứng nhiệm vụ xét xử. Thực tế số lượng Thẩm phán TAND TC phân bổ cho TAND các cấp nói chung và đối với TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa nói riêng chưa phù hợp, biên chế Thẩm phán ít so với khối lượng các loại án phải giải quyết hàng năm. Lãnh đạo TAND tỉnh có kế hoạch điều động, biệt phái Thẩm phán nơi ít án đến nơi nhiều án, từ tòa miền xuôi đến làm việc tại các Tòa miền núi và những nơi có điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân thấp.
Thứ hai, quan điểm về đảm bảo chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Xây
luận chính trị, phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, trên nguyên tắc coi trọng cả đức và tài.
Thứ ba, quan điểm về công tác quy hoạch Thẩm phán. Xây dựng nguồn quy hoạch Thẩm phán có chất lượng, đảm bảo tính chủ động trong việc bổ sung, tăng cường đội ngũ Thẩm phán, cán bộ lãnh đạo cho Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài; mở rộng nguồn quy hoạch trong và ngoài Tòa án nhân dân đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý và đội ngũ Thẩm phán, trong đó chú trọng đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết.
Thứ tư, quan điểm về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ vào quy hoạch Thẩm phán, xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, đào tạo nâng cao và đào tạo bắt buộc đối Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; đối với Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ở Tòa án các cấp phải được định kỳ cử đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm.
Thứ năm, quan điểm về tăng cường kỷ luật công vụ, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với đội ngũ Thẩm phán. Nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế yếu kém của Thẩm phán.