Bối cảnh của cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp – liên hệ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 27)

1.2. Định hướng và nội dung của cải cách tư pháp ở Việt nam

1.2.1. Bối cảnh của cải cách tư pháp

Trong lý luận và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, cải cách tư pháp luôn được hiểu với ý nghĩa chung nhất là sự thay đổi đem lại những điều mới có ích cho việc xây dựng nhà nước và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không đạt được ý nghĩa này, cải cách tư pháp sẽ bị coi là thất bại. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Một nền tư pháp kiểu mới – nền tư pháp nhân dân đã từng bước được thiết lập. Lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp nước ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp, xây dựng nên những nguyên tắc tiến bộ đầu tiên cho nền tư pháp non trẻ của nước ta trên cơ sở dự án Sắc lệnh Cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng với những mục đích rất rõ ràng là bộ máy tư pháp cần được “dân chủ hoá”, “để công việc xét xử được nhanh chóng và gần dân hơn”, “thủ tục tố tụng cần được hợp lý và giản dị hơn” [12].

Kể từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) của Đảng ta, chủ trương đổi mới toàn diện đất nước được đặt ra và triển khai. Cải cách tư pháp là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hóa, kinh tế, xã hội, hệ thống chính trị; v.v... Do đó, vấn đề này đã chính thức được đặt ra tại các Đại hội sau đó của Đảng, đồng thời đã được

đánh dấu và ghi nhận trong các Nghị quyết 8 Trung ương khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 Trung ương khóa VIII và đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW. Nghị quyết 49 được ban hành phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Cùng với việc Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) xác lập nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, cải cách tư pháp được triển khai từng bước đồng bộ với cải cách pháp luật và cải cách hành chính [10] nhằm đổi mới tổng thể bộ máy nhà nước theo các nguyên tắc pháp quyền, thúc đẩy đổi mới chính trị theo kịp và đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của đổi mới kinh tế.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội những năm tới. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2001 đến 2005, bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ là nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, vai trò của các cơ quan tư pháp cần được củng cố và tăng cường. Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nói một cách khái quát, nhà nước pháp quyền là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân. Căn cứ vào những đặc trưng đó của Nhà nước pháp quyền, có thể thấy nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay là phải tiếp tục đổi mới,

hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh. Do đó yêu cầu "cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp" [10, tr.2] là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay, là một đòi hỏi tự thân của nền công lý và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp từ tổ chức đến cơ chế hoạt động, năng lực của cán bộ đã được quán triệt là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thể chế hoá chủ trương của Đảng, trong 30 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Nhờ đó, tư pháp Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được củng cố và phát triển từng bước đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh phạm vi nội dung và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải được đề cao hơn bao giờ hết. Trong cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nhân dân, các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người dân, bảo đảm kỷ cương xã hội. Từ khi công cuộc đổi mới bắt đầu, thực hiện chủ trương cải cách bộ máy nhà nước, các cơ quan tư pháp đã tham gia tích cực và chủ động vào việc soạn thảo văn bản pháp luật, xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, từng bước nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Trong những năm qua, các cơ quan tư pháp đã luôn luôn đứng ở tuyến đầu của nhiệm vụ bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và các vi phạm pháp luật, giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật các tranh chấp nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình đổi mới. Có thể nói, quyền lực tư pháp đã được thực hiện có hiệu quả với sự đóng góp lớn lao của toàn bộ hệ thống tư pháp.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quyền lực Nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của các Toà án và những hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Toà án như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý. Toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực Nhà nước. Hoạt động xét xử của Toà án nhân dân cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và của toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung. Với ý nghĩa đó, việc cải cách các cơ quan Tư pháp và các hoạt động tư pháp là đòi hỏi tự thân, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của quyền tư pháp trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.

Trong những năm vừa qua, bên cạnh các kết quả đạt được, tiến trình cải cách tư pháp vẫn còn chậm so với yêu cầu của thực tiễn, còn thiếu sự quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và cơ sở vật chất. Chính sách hình sự, các chế định pháp luật dân sự có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn bất cập, chưa theo kịp quá trình đổi mới của xã hội. Hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, chưa bắt kịp và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại tình trạng bỏ lọt tội phạm, oan, sai trong việc điều tra, oan, sai trong truy tố và xét xử, khiếu nại, tố cáo các công chức trong ngành tư pháp vi phạm pháp luật vẫn còn nhiều, thi hành án dân sự vẫn chưa chuyển biến đáng kể. Còn một bộ phận đội ngũ cán bộ tư pháp vẫn thiếu về số lượng trình độ chuyên môn hạn chế và yếu, sa sút về phẩm chất đạo đức,trách nhiệm nghề nghiệp; phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu. Vì vậy, với yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định:

Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [8].

Do đó, các nội dung cụ thể thực hiện để cải cách tư pháp là:

Một là, cải cách tư pháp cần phải được tiến hành tổng thể trong việc cải cách bộ máy nhà nước, cũng như trong mối liên hệ mật thiết và đồng bộ với cải cách hành chính. Quá trình cải cách đó không thể tách rời việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động tư pháp như: mỗi cơ quan thực hiện từng khâu của tiến trình tố tụng phải chịu trách nhiệm độc lập về kết luận của mình; bảo đảm tính khách quan của việc xét xử hai cấp; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm; nhân dân tham gia, kiểm tra và giám sát hoạt động tư pháp, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; v.v....

Ba là, cần thực hiện tốt và nghiêm túc các nhiệm vụ cải cách tư pháp, đó là hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp; tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.

1.2.2. Những định hướng lớn và mục đích của cải cách tư pháp

1.2.2.1. Những định hướng lớn

Công tác tư pháp là hoạt động hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và nghiêm chỉnh thực thi trong thực tiễn cuộc sống. Nền tư pháp xã hội chủ nghĩa lấy mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước là mục tiêu cao nhất. Nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tư pháp, đưa công tác này phát triển một bước cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng

bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, cải cách tư pháp sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác tư pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Cụ thể là:

Một là, Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Chức năng của Nhà nước pháp quyền là phải xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện, đồng bộ vì con người, cho con người. Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên nền tảng tư tưởng pháp lý tiến bộ, vì quyền con người: Công bằng, nhân đạo, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước dân chủ, Nhà nước thượng tôn pháp luật, bảo đảm cho mọi công dân đều có quyền tự do, bình đẳng tham gia quản lý đất nước và giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của cơ quan nhà nước. Hoạt động tư pháp:

Phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôntrọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân [6].

nhiệm từng bước, có lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật là một phần rất quan trọng thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội. Trách nhiệm này là rất vẻ vang nhưng cũng không kém phần cam go vì cải cách tư pháp luôn là vấn đề giải quyết xung đột lợi ích và dễ bị ách tắc do nhận thức khác nhau về những vấn đề đã được định hướng trong Nghị quyết 49/NQ. Nhiều năm qua, Quốc hội đã ban hành nhiều luật, bộ luật, pháp lệnh quan trọng về lĩnh vực tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp như đã sửa đổi: Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, ban hành Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Công chứng, Luật Tương trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp – liên hệ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)