Các dấu hiệu pháp lý hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 49)

2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự

Dưới góc độ pháp lý hình sự thì khái niệm hối lộ được mô tả một cách cụ thể và đầy đủ hơn. Theo đó, hối lộ có thể được hiểu theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng. Ở nghĩa hẹp, hối lộ được hiểu là người có chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã hoặc sẽ nhận từ người khác tiền, tài sản hoặc một lợi ích cụ thể nào đó để làm hoặc không làm một việc gì đó có lợi cho người đưa hối lộ (Điều 279 BLHS). Ở nghĩa rộng, hối lộ bao gồm ba tội phạm độc lập: Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS); Tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS) và Tội môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS) [44].

* Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Bộ luật Hình sự năm 1999

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [43, tr.217].

2.1.1.1. Các dấu hiệu cấu thành tội nhận hối lộ * Dấu hiệu về chủ thể của tội nhận hối lộ

Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội nhận hối lộ là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội hối lộ và các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội nhận hối lộ cũng phải bảo đảm các yếu tố, điều kiện về độ tuổi, về năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội nhận hối lộ thì chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

Trước hết, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản.

Nếu người có chức vụ, quyền hạn phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.

Một dấu hiệu khác của tội nhận hối lộ là nhận của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào.Nhà làm luật quy định như vậy là muốn khẳng định rằng, dù nhận hối lộ dưới dạng nào, hình thức nào đều bị trừng trị về mặt hình sự và cũng chỉ rõ hình thức đưa và nhận hối lộ rất đa dạng khó có thể liệt kê đầy đủ. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội nhận hối lộ cho thấy, nhận hối lộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và rất đa dạng. Có những trường hợp nhận của hối lộ dưới những hình thức ngụy trang, che đậy khéo léo, tinh vi và tế nhị như nhận quà biếu, tặng phẩm có giá trị vật chất; nhận tiền bồi dưỡng, nhận lời mời đi ăn uống nhiều lần; vay mượn tiền mà không định ngày trả lại; được xóa nợ; được mua hàng hóa theo giá rẻ, nhận lợi ích vật chất khác như được sửa chữa nhà cửa, may quần áo hoặc những dịch vụ khác; v.v… Trong những trường hợp khác, việc nhận hối lộ được thực hiện một cách công khai, trắng trợn, có yêu sách, mặc cả rõ ràng với bên đưa hối lộ.

Nhận hối lộ trực tiếp là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận của hối lộ từ tay người đưa hối lộ không qua trung gian.

Nhận hối lộ qua trung gian (nhận hối lộ gián tiếp) là người có chức vụ, quyền hạn không trực tiếp nhận của hối lộ từ tay người đưa hối lộ mà qua những người khác đưa lại.

Dấu hiệu bắt buộc khác của Tội nhận hối lộ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được hiểu là lợi dụng chức năng, quyền hạn được giao trong những phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định. Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ở đây không chỉ là giới hạn ở hành động sử dụng một cách tích cực chức vụ, quyền hạn để làm một việc mà còn bao gồm cả trường hợp không hành động là không làm một việc phải làm. Việc hành động hoặc không hành động của người có chức vụ, quyền hạn có thể là hợp pháp, tức là làm một việc thuộc trách nhiệm của mình (ví dụ: gây khó dễ để nhận hối lộ rồi mới nhận người vào biên chế theo chỉ tiêu hay mới ký

lệnh xuất hàng theo kế hoạch) hoặc không hợp pháp, tức là không làm một việc phải làm (ví dụ: do nhận hối lộ mà người thanh tra không vạch ra những hiện tượng tham ô mà họ phát hiện được) hoặc làm một việc không được phép làm (ví dụ: do nhận hối lộ mà cấp nhà cho người không đủ tiêu chuẩn được phân nhà); v.v...

Sự thỏa thuận trước giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của Tội đưa hối lộ. Dấu hiệu thỏa thuận ở đây phải được hiểu ở hai khía cạnh và mỗi khía cạnh đều có ý nghĩa khác nhau đối với việc định tội danh nhận hối lộ. Dấu hiệu thỏa thuận thể hiện: (1) ở việc thỏa thuận về những việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó; (2) thỏa thuận về của hối lộ. Đây là những khái niệm hoàn toàn có những nội dung khác nhau và có ý nghĩa khác nhau đối với tội nhận hối lộ.

Đối với tội nhận hối lộ, việc thỏa thuận về việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó là dấu hiệu bắt buộc. Nói cách khác, giữa người có chức vụ, quyền hạn phải có sự thỏa thuận nhất định về việc người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm việc cụ thể nào đó theo yêu cầu của người có việc. Sự thỏa thuận này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; bằng lời nói, bằng ra hiệu, bằng giấy tờ trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc thỏa thuận ngầm hay bàn bạc một cách cụ thể v.v… Nhưng cho dù biểu hiện dưới hình thức nào thì sự thỏa thuận đó cũng phải cụ thể, tức là làm hoặc không làm việc cụ thể. Việc thỏa thuận về của nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đưa hối lộ. Người từ đủ 14 tuổi trở lê, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 279 mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp này. Đối với tội nhận hối lộ quy định tại khoản 1 của điều luật là tội phạm nghiêm trọng [43, tr.45-217].

2.1.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội nhận hối lộ

Đối với tội nhận hối lộ, các dấu hiệu khách quan cũng là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội, cũng như để phân biệt tội nhận hối lộ với tội phạm khác.

2.1.1.3. Hành vi khách quan

Người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.

Tuy nhiên, người phạm tội có lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì mới bị xem là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện mà không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị xem là nhận hối lộ.

Trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác, như A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng nào đó.

Việc trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ, thực tiễn không có vấn đề vướng mắc. Tuy nhiên, cần phân biệt trường hợp người trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người khác nhưng người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác lại không phải là người đưa hối lộ, cũng không phải là người môi giới hối lộ nhưng người nhận tiền vẫn là người nhận hối lộ.

Qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Qua trung gian không nhất thiết phải là qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài

sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ. Trường hợp qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, không nhất thiết người nhận hối lộ phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ. Tuy nhiên người nhận hối lộ phải biết nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là nhận của hối lộ, nếu có căn cứ xác định người nhận tiên, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đó không bị coi là nhận hối lộ.

Trên thực tế rất khó xác định giữa quà biếu và hối lộ vì gianh giới giữa quà biếu và hối lộ mỏng như một sợi tóc, quà biếu như thế nào là vượt mức giới hạn trở thành hối lộ. Một tập quán tốt đẹp đang bị biến tướng, quà biếu thường đem đến lãnh đạo, chỉ có chính người nhận và người đưa quà mới có thể hiểu được bản chất của sự việc, vì không thể cắt nghĩa một cách rõ ràng đâu là hành vi đưa “quà biếu”. Việc đánh giá giá trị vật chất không phải là điều khó trong hoạt động điều tra, cái khó là: xác định mục đích của người đưa để làm gì, để phân biệt giữa quà biếu và của hối lộ cần phải có dấu hiệu nào. Có ý kiến cho rằng, căn cứ vào khoản 1 Điều 279 Bộ luật hình sự thì quà biếu là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị dưới 2000000 đồng không xử lý hình sự, vì trên 2.000000 đồng mới bị coi phạm tội nhận hối lộ.

Tuy nhiên nếu hiểu như vậy thì quá máy móc, vì trên thực tế có những món quà có giá trị hàng chục triệu đồng nhưng nó vẫn là quà biếu, ngược lại có những tài sản chỉ có giá trị vài trăm nghìn đồng nhưng nó lại là của hối lộ. Vì vậy, có thể nói giá trị tài sản không phải là căn cứ để phân biệt hành vi nhận hối lộ hay chỉ là nhận quà biếu, mà còn phải căn cứ vào những dấu hiệu khác của tội phạm này.

Đã nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là trường hợp người nhận hối lộ đã nhận được tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình trong ngân hàng. Sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ mới thỏa thuận với nhau về của hối lộ, nhưng chưa có việc

giao nhận của hối lộ.

Dù người nhận hối lộ đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ thì cũng không vì thế mà cho rằng, trường hợp đã nhận là tội phạm hoàn thành, còn trường hợp sẽ nhận là tội phạm chưa hoàn thành, vì giá trị của hối lộ không phải là hậu quả của tội phạm mà nó chỉ là phương tiện để thực hiện tội phạm. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khách quan của tội phạm có tính chất chiếm đoạt, nên hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác không là hành vi chiếm đoạt.

Hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào là việc nhận của hối lộ thực hiện. Hình thức ở đây là hình thức nhận hối lộ chứ không phải là hình thức giao nhận tiền, nên khi xác định hình thức nhận hối lộ trong một số trường hợp núp dưới danh nghĩa tưởng như hợp pháp thì cần xác định hình thức đó chính là thủ đoạn đưa và nhận hối lộ, còn hình thức cụ thể đó chỉ là thủ đoạn xảo quyệt để che giấu tội phạm. Tuy nhiên, nếu hình thức đó không phải là thủ đoạn đưa và nhận hối lộ thì đó lại là một quan hệ thuộc các lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính hoặc chỉ là quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức.

Như vậy hình thức nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội nhận hối lộ, nhưng căn cứ vào hình thức ta xác định được thủ đoạn của hành vi nhận hối lộ do người phạm tội thực hiện. Trong nhiều trường hợp chính thông qua hình thức nhận hối lộ hay chỉ là quan hệ xã hội khác. Tuy nhiên, cũng chính do quy định này nên trong việc xác định đâu là thủ đoạn nhận hối lộ, đâu là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)