Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 88 - 91)

3.1. Nhu cầu nâng cao chất lƣợng áp dụng các quy định về tội nhận hối lộ

3.1.2. Về mặt thực tiễn

Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình hối lộ ở Việt Nam là nghiêm trọng. Chúng ta đánh giá tình hình hối lộ thông qua công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án nhận hối lộ. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ:

“…tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp,…” [10, tr.173].

Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng, hối lộ diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì nhận hối lộ cũng giống như một tảng băng chìm trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng băng, tức là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc nhận hối lộ trong những năm qua và căn cứ vào việc đánh giá của các cơ quan chức năng,

- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: nổi lên tình trạng tham nhũng, hối lộ của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là trong 10 vụ đại án lớn nhất Việt Nam năm 2013 - 2014 thì có tới 9 vụ liên quan đến Ngân hàng, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc và hàng loạt chi nhánh và công ty con cho đến cán bộ các cấp khác của Agribank đã bị bắt giam. Cả một hệ thống nhân sự lãnh đạo mất đi, đánh dấu một giai đoạn tổn thất to lớn của Agribank như:

Ví dụ như: Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã tuyên án tử hình đối với nguyên giám đốc Vũ Việt Hùng, bị truy tố về hành vi nhận hối lộ, "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền là 910,2 tỷ đồng; ông Võ Thành Công (giám đốc) và ông Trần Quốc Thống (phó giám đốc, cùng Ngân hàng thương mại CP Việt Á, chi nhánh Bạc Liêu), về hành vi vi phạm quy định về cho vay và nhận hối lộ trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, với số tiền 10 tỷ đồng.

Vụ án nhận hối lộ xảy ra ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông, 559 tỷ đồng.

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái. Sai phạm xảy ra ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình. Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công sai quy trình để giảm chi phí...

- Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp: thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi.

- Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy công chức” vẫn còn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý được trường hợp nào. Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty...).

- Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi nhận hối lộ chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Việc tuyên án tử hình đối với những trường hợp phạm tội nhận hối lộ đặc biệt nghiêm trọng trong 10 đại án, đã được dư luận đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra, việc truy thu số tiền bồi thường của các bị cáo này liệu có thực hiện được không.

Tóm lại, tình hình tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình nhận hối lộ ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến. Trước đây, nhận hối lộ chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh…

Nhận hối lộ xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi. Không ít cán bộ, công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức nhận hối lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường. Tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ “vặt” và “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “nhũng nhiễu” hay “chi phí không chính thức”, tuy thiệt hại không lớn, có khi chỉ vài chục nghìn đồng mỗi vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân vô cùng bức xúc. Số đối tượng tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ thấp hoặc không có chức vụ lãnh đạo, quản lý, như: nhân viên cảnh sát, thuế vụ, bác sỹ, y tá v.v... chiếm tỷ lệ khá cao; trong khi ở nhiều nước khác, các quan chức và doanh nhân. Mấy năm gần đây đã xuất hiện một số vụ án hối lộ liên quan đến yếu tố nước ngoài, ví dụ như: Vụ nghi án hối lộ của công ty tư vấn giám sát giao thông (JTC) Nhật Bản với các quan chức ngành đường sắt Việt Nam, vụ án đang trong quá trình điều tra; Vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó Giám Đốc sở Giao Thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh nhận hối lộ từ các quan chức của công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của

Nhật (gọi tắt là PCI) để cho PCI trúng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật Bản...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 88 - 91)