Tăng cường công tác xét xử nghiêm minh, kịp thời các tội phạm tham

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 101 - 117)

3.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

3.2.3. Tăng cường công tác xét xử nghiêm minh, kịp thời các tội phạm tham

tham nhũng nói chung và tội nhận hối lộ nói riêng

Phân tích số liệu thống kê hai năm 2014 và năm 2015 cho thấy, số vụ án và số bị cáo phạm tội năm sau đều giảm hơn năm trước. Cụ thể, năm 2014, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 287 vụ, 675 bị cáo, năm 2015 là 260 vụ, 517 giảm 27 vụ, 158 bị cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,6% (năm 2014 là 41,2%); cán bộ công chức phạm tội năm 2014 là 102 bị cáo, năm 2015 là 71 bị cáo; Tái phạm, tái phạm nguy hiểm năm 2014 là 157 bị cáo, năm 2015 không có; Tù chung thân và tử hình năm 2014 là 9 bị cáo, năm 2015 là 7 bị cáo.

Điều đó cho thấy, thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm và luôn chỉ đạo quyết liệt, việc xét xử các vụ án tham nhũng với các hình phạt nghiêm khắc đã có tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, bên cạnh những cái đã làm được, những điều chưa làm được trong công tác phòng chống tham nhũng còn rất lớn và phải nhìn thẳng vào sự thật này. Đó cũng là một thực tế đòi hỏi quyết tâm cao hơn nữa của Đảng, của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, lấy lại lòng tin của nhân dân, cho thấy luật pháp được bảo đảm thực thi nghiêm minh.

Các phiên xử với những mức án nghiêm khắc trong 10 “đại án” tham nhũng được đưa ra xét xử trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua đã và đang dấy lên lòng tin của người dân vào quyết tâm chống “giặc nội xâm” của Đảng, được ví như “quả đấm” đầy sức mạnh đối với tội phạm và tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, việc truy tố và đưa ra xét xử còn chậm; kết quả thu hồi tài sản bị thiệt hại do tham nhũng gây ra đạt tỷ lệ thấp (riêng năm 2013 đạt dưới 10%); hình phạt áp dụng đối với một số bị cáo còn chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm

tội; án treo tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (trung bình gần 30%)... Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, đa số các vụ án tham nhũng là những vụ án rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, thường có nhiều đối tượng tham gia, có sự cấu kết chặt chẽ, đối tượng phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn; do đó, công tác xét xử cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Mới đây, trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng và các đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản”, bản thân vị Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa cũng phải thừa nhận, việc chứng minh hành vi đưa tiền “lại quả” của bị cáo Trần Hải Sơn cho hai bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) và Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines) là rất khó khăn. Bởi đặc thù của vụ án là điều tra truy xét, những người thực hiện đa số là những người có chức vụ, quyền hạn mà không có ai tự tố giác; trong quá trình điều tra không ai nhận tội. Vì vậy, việc thu thập, đánh giá chứng cứ rất phức tạp, phải tập hợp các căn cứ bắt đầu bằng hành vi cố ý làm trái và tập hợp lời khai từ các nhân chứng khác.

Ngoài ra còn có nguyên nhân chủ quan thuộc về năng lực công tác, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa làm hết trách nhiệm; cá biệt còn có những trường hợp vì động cơ tư lợi dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đưa người phạm tội ra xử lý. Minh chứng cho điều này là kết quả từ năm 2010 đến 2013, VKSND Tối cao đã phát hiện, khởi tố, điều tra 76 vụ án với 86 bị can phạm tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp. để cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có sự chuyển biến rõ rệt, đồng thời nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tham nhũng trong thời gian tới chúng ta cần.

Thứ nhất. cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng nói chung và công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng nói riêng.

Thứ hai. Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động điều tra; thiết lập cho được các cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự Xử lý nghiêm đối với Thẩm phán cố tình để vụ án tham nhũng quá thời hạn xét xử hoặc cho các bị cáo được hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật; xử lý

nghiêm và không cho hưởng án treo đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người phạm tội tham nhũng mà không chủ động khai báo, không tự giác nộp lại tài sản... Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng mới đây, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nêu rõ:

Muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì trước hết phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm. Trước mắt, cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo đúng quy định của pháp luật. Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Có vụ việc thì phải được xác minh làm rõ; có dấu hiệu phạm tội là phải được tiến hành điều tra; có kết luận điều tra thì phải xem xét truy tố; có cáo trạng thì phải được nghiên cứu đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời…. Quan điểm xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng là nghiêm minh dựa trên cơ sở đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó lưu ý trong điều kiện tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và có tính tổ chức ngày càng cao như hiện nay, cũng cần phải áp dụng mức hình phạt đủ nghiêm để có sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

KẾT LUẬN

Kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hối lộ mới chỉ là bước đầu, xác định trong thời gian tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn khi tình hình hối lộ được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với tính chất và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, lợi ích nhóm, khép kín, phức tạp, nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu, có tác dụng tích cực để răn đe, phòng ngừa và đẩy lùi hối lộ, góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Những tồn tại trong quy định của BLHS Việt Nam về các tội hối lộ đã được chỉ ra trong sự so sánh, đánh giá về tính tương thích với các chuẩn mực quốc tế cũng như trong sự phân tích đối chiếu với các quy định tương ứng của luật hình sự một số quốc gia trên thế giới. Về cơ bản có thể thấy các quy định của luật hình sự Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2014, có hiệu lực pháp luật ngày 01 tháng 7 năm 2015, về tội phạm hối lộ đã có nhiều điểm mới đáp ứng được những yêu cầu của quốc tế và khá phù hợp với quan điểm lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức về các hình thức hối lộ nguy hiểm, về chủ thể hối lộ, về đối tượng bị hành vi hối lộ tác động, về mức độ nghiêm khắc cần thiết của hình phạt đối với tội phạm hối lộ… của nhà làm luật Việt Nam đã tương đối gần với quan điểm của pháp luật quốc tế và xu thế lập pháp của thế giới. Tuy nhiên, còn một số nội dung cần được quy định rõ hơn hoặc cần được bổ sung để đáp ứng đầy đủ chuẩn mực của pháp luật quốc tế, hy vọng nghiên cứu này cùng với nhiều nghiên cứu khác thể hiện tính đồng thuận về những vấn đề đang được quan tâm và cần được hoàn thiện trong các quy định về tội phạm hối lộ của BLHS Việt Nam

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa

X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đẩy mạnh việc xây dựng thể chế về phòng, chống tham nhũng theo hướng đồng bộ, toàn diện, tăng cường hơn nữa công tác cải cách hành chính nhất là ở những khâu, những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như quản lý đất đai, cấp phép xây dựng... rà soát, bổ sung, xây dựng thể chế, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao vai trò, trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng; những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, tạo niềm tin trong nhân dân và sự đồng thuận của xã hội.

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống tư pháp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chiến lược cải cách tư pháp đã được thể chế trong Hiến pháp Năm 2013, pháp luật phải được triển khai nghiêm túc, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dụng Nhà nước pháp quyền, còn chồng chéo, tính công khai, minh bạch, khả thi, ổn định của luật, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực thi công vụ. Cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp trong đó có Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử.

Để công tác PCTN đi vào thực chất và hiệu quả, công tác giáo dục đạo đức cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, cán bộ, đảng viên, được đẩy mạnh, trọng tâm là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cần đồng thuận, quyết tâm cao và tích cực trong hành động. Từ những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra trong 5 năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội, nhất định chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức liêm chính; củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, bảo đảm vững chắc cho ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1990), Chỉ thị số 64-CT/TW ngày 10-10-1990 về lãnh đạo đấu tranh chống tham nhũng.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), khoá VIII.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XI, NxbChính trị quốc gia - Sự thật.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Quy định số 47- QĐ/TW ngày 01-11-2011 về những điều đảng viên không được làm.

6. Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận của Ban chấp hành Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiến qua 20 năm đổi mới 1986- 2006, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Nội Chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta.

8. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (1963), Nghị quyết ngày 24-7-1963 về nâng cao trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

10. Bộ Chính trị (1996), Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 về đấu tranh chống tham nhũng.

11. Bộ Chính trị (1997), Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07-02-1997 về những điều đảng viên không được làm.

12. C.Mác và Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong

14. Lê Cảm (2007), Giáo trình LHS Việt Nam (phần các tội phạm,) Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

15. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Trịnh ngọc Cường (người dịch) (2013), Bộ luật Hình sự Philipine, Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khao học của Quốc Hội.

17. Chính phủ (2006), Nghị định 107/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để sảy ra tham những, Hà Nội.

18. Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN, Hà Nội.

19. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 về ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Hà Nội. 20. Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số

950/2009/QĐ-CTN về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Hà Nội..

21. Nguyễn Đăng Dung (1996), Nhà nước và pháp luật đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Đăng Dung (2014), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Văn Đạt (2012), Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật Hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

28. Trần Thị Hiền (người dịch) (2010), Bộ luật Hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

29. Ngọ Duy Hiểu (2001), Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

30. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Giáo trình Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quyết định đấu tranh chống tham nhũng, ngày 26/6/1990, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên thế giới, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

33. Nguyễn Mạnh Kháng (1997), “Bàn thêm về vấn đề đấu tranh phòng chống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 101 - 117)