1.3. Tội nhận hối lộ trong công ƣớc quốc tế về chống tham nhũng và luật
1.3.1. Tội nhận hối lộ trong Công ước quốc tế về chống tham nhũng
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hoá, tham nhũng ngày càng lan rộng, trở thành vấn đề nhức nhối, đe doạ nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia khác để che dấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này là một yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế. Ngày 31/10/2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về chống tham nhũng. Công ước có hiệu lực từ ngày 14/12/2005, sau khi có 30 quốc gia phê chuẩn. Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn công ước (UNCAC).
UNCAC bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005 và là hiệp ước toàn cầu đưa ra các chuẩn mực và khuyến nghị rõ ràng về cách thức đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả ở các quốc gia. Về sự kiện này, Điều phối viên thường trú LHQ John Hendra nói: “Việc phê chuẩn công ước sẽ tạo thuận lợi cho công tác điều phối quốc gia và hợp tác quốc tế về vấn đề hết sức quan trọng này cũng như tạo cơ hội tốt hơn cho việc nâng cao năng lực và áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan tới chính sách phòng chống tham nhũng”. Đồng thời về lâu dài, UNCAC sẽ bổ sung và hỗ trợ khung pháp lý cũng như chiến lược phòng chống tham nhũng hiện nay ở VN [35, tr. 20].
Ông Peter Eigen, chủ tịch và là người sáng lập ra Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nói: Tệ tham nhũng là nguyên nhân chính của nghèo đói cũng như là rào cản
trong việc chống đói nghèo trên thế giới. Cả hai nguyên nhân này làm cho người dân tại nhiều nước vẫn ở trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo [35, tr.18].
Tính đến nay, đã có 163 nước ký UNCAC và coi đó là nghĩa vụ quốc gia. Ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các nước này đã không ngừng tăng cường hợp tác với nhau. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có 10 nước phê chuẩn UNCAC, trong đó có các nước láng giềng của VN là Trung Quốc và Campuchia. Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật. Điều 5 đến điều 14 của công ước quy định các biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm: Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; cũng như các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.
Điều 1 Công ước khẳng định: “Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn… Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản” [35, tr.4].
Đồng thời, các quốc gia thành viên Công ước cần tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng thông qua hợp tác điều tra, truy tố, trao đổi thông tin, thu hồi tài sản, trợ giúp kỹ thuật, gồm cả hỗ trợ tăng cường năng lực xây dựng thể chế. Công ước đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với quốc gia thành viên trong việc tội phạm hóa hành vi tham nhũng trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư. Riêng tham nhũng trong lĩnh vực công được quy định cụ thể từ Điều 15 đến Điều 20, Chương III của Công ước. Theo đó, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hình sự hóa các quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ước gồm: hối lộ công chức quốc gia; hối lộ công chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế công; tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức; lạm dụng ảnh hưởng, lạm dụng chức năng
để trục lợi; hối lộ trong khu vực tư; biển thủ tài sản trong khu vực tư; che dấu tài sản; cản trở hoạt động tư pháp.
Những điểm tương đồng. Một là, sự tương đồng lớn trong việc ghi nhận tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội về hối lộ và hình sự hóa các hành vi này. Công ước yêu cầu việc hình sự hóa các hành vi hối lộ tại các Điều 15, 16, 21 của Công ước; đồng phạm hối lộ tại Điều 27. Tương ứng, các hành vi này được quy định cụ thể tại các Điều 279 (tội nhận hối lộ), Điều 289 (tội đưa hối lộ), Điều 290 (tội môi giới hối lộ) của BLHS Việt Nam; Hai là, đều thừa nhận bản chất của hối lộ là việc trao đổi một lợi ích nào đó (“của hối lộ”) được cung cấp bởi người đưa hối lộ lấy hành vi của người nhận hối lộ nhằm thực hiện yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể, hành vi hối lộ trong BLHS khác với Công ước khi mô tả trong Công ước như sau:
Điểm a Điều 21 của Công ước cũng thừa nhận bản chất hối lộ là hành vi trao đổi lợi ích lấy hành vi thực hiện hay không thực hiện một nhiệm vụ nào đó của người có chức vụ, quyền hạn (trong lĩnh vực công hoặc tư);
Công ước. Công ước xác định các hành vi “hứa hẹn, chào mời hay cho” đều là đưa hối lộ, có nghĩa đưa hối lộ gồm các hành vi “hứa cho”, “gợi ý cho” và “cho” (đưa) của hối lộ. Cách quy định này khiến thời điểm hoàn thành tội đưa hối lộ trong Công ước khác với BLHS. Theo BLHS thì tội đưa hối lộ chỉ hoàn thành khi người đưa hối lộ đó có hành vi đưa (cho) “của hối lộ”, còn theo Công ước tội đưa hối lộ hoàn thành khi người đưa hối lộ có một trong các hành vi đó nêu trên. Giải thích theo BLHS thì làm môi giới hối lộ là làm cầu nối thực hiện việc cho, nhận của hối lộ. Giải thích theo Công ước thì hành vi này là một loại đồng phạm hối lộ biểu hiện bằng việc làm cầu nối để cho, nhận của hối lộ, hứa hẹn, gợi ý, đòi hỏi việc cho, nhận của hối lộ.
Tất cả các công ước này đều xây dựng những chỉ dẫn mang tính chuẩn mực cho các quốc gia thành viên trong việc tội phạm hoá hành vi hối lộ cũng như quy định hình phạt đối với tội phạm về hối lộ. Những công ước quốc tế cũng kêu gọi trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc tội phạm hoá hàng loạt hành vi
hối lộ như đưa hối lộ, nhận hối lộ, hối lộ công chức nước ngoài và công chức của các tổ chức quốc tế, hối lộ trong khu vực tư. Đây có thể được xem là gợi ý cho các quốc gia thành viên trong việc xác định những dạng hành vi hối lộ khác nhau gây nguy hiểm cho các nhà nước cũng như cho cộng đồng quốc tế nói chung. Tất nhiên, theo các công ước này, những quốc gia thành viên không buộc phải quy định từng loại hành vi hối lộ thành các tội phạm về hối lộ cụ thể, riêng biệt. Điều đó xuất phát từ thực tế là có những quốc gia đã quy định các hành vi hối lộ này nhưng chỉ quy định chung chung trong một hoặc một số tội danh.
Qua quy định của những công ước quốc tế điển hình, có thể thấy được quan điểm lập pháp của quốc tế về các tội phạm hối lộ ở một số nội dung sau đây:
Quan điểm về xây dựng định nghĩa tội phạm về hối lộ Các công ước trên đều chú trọng đến định nghĩa tội phạm về hối lộ. Hầu hết các điều luật đầu tiên của những công ước này đều đưa ra những định nghĩa về các tội phạm về hối lộ cụ thể. Các công ước đã xây dựng những định nghĩa mô tả từng tội phạm về hối lộ cụ thể thay vì đưa ra định nghĩa chung về hối lộ. Những định nghĩa này khá rõ ràng và dễ hiểu.
Ví dụ như Điều 15 của Công ước của LHQ, Điều 2 và Điều 3 của Công ước của COE đều đưa ra những định nghĩa tương tự về tội “Hối lộ công chức quốc gia”. Như vậy có thể thấy nhận thức của cộng đồng quốc tế về các dạng hành vi phạm tội về hối lộ là khá thống nhất và những định nghĩa trong các công ước nêu trên được chấp nhận chung trong thực tiễn lập pháp hình sự quốc tế. - Quan điểm về các yếu tố cấu thành tội phạm về hối lộ Quan điểm về yếu tố chủ thể của tội phạm nên được xem xét đầu tiên vì đây là vấn đề được các công ước nêu trên tập trung chú ý. Theo gợi ý của các công ước, có hai loại chủ thể của tội phạm về hối lộ là người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. Ngoài ra, những người đồng phạm khác cũng phải chịu TNHS về tội phạm về hối lộ nếu hành vi do họ thực hiện thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm. Theo quy định của các công ước quốc tế, người nhận hối lộ (hoặc được đưa hối lộ) phải là “công chức”. Định nghĩa “công chức” trong những công ước này rất rộng và được xác định một cách linh hoạt với mục đích là tạo ra chuẩn mực quốc tế chung nhất và hài hoà cho việc xác định “người nhận hối lộ”. Công ước của COE
quy định việc xác định người nhận hối lộ trên cơ sở viện dẫn định nghĩa “công chức” trong luật pháp của quốc gia thành viên.