Chúng ta đều biết, đặc trưng của tham nhũng chỉ xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền, là một loại tội phạm đặc biệt dành cho những kẻ có quyền lực. Trong số các tội phạm tham nhũng thì tội nhận hối lộ cũng là một trong những tội nguy hiểm, nó trực tiếp xâm phạm đến hai khách thể quan trọng đó là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, cao hơn là chính thể bị sụp đổ. Khi so sánh tội nhận hối lộ với một số tội phạm về chức vụ
khác trong Bộ luật hình sự, ta nhận thấy chúng có những đặc điểm khác nhau cơ bản nhất định.
2.2.1. Tội nhận hối lộ với tội tham ô tài sản
- Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội hối lộ và tham ô tài sản đều phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi, năng lục chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12, 13 BLHS. Tuy nhiên đối với tội tham ô tài sản, chỉ những người sau đây mới có thế là chủ thể của tội phạm này:
Trước hết người tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Người có chức vụ quyền hạn là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu phân biệt với các tội phạm khác
Việc xác định trách nhiệm đối với tài sản là rất quan trọng, nếu xác định không đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt quy định tại chương XVI BLHS như: Tội trộm cắp tài sản, lùa đảo chiếm đoạt tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản...
Người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ quyền hạn tội tham ô tài sản là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người chức vụ quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, phạm vi chức vụ tội nhận hối lộ rộng hơn. Tuy nhiên người phạm tội nhận hối lộ lại không lợi chức vụ quyền hạn quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý mà lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
Cũng như tội tham ô tài sản và chủ thể của tội hối lộ đều là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có ngững người có chức vụ quyền hạn mới có điều kiện phạm tội. Tội tham ô tài sản thì lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, còn tội nhận hối lộ thì lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất của người khác. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ
đúng với những trường hợp án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ quyền hạn, nhưng họ có thể là người giúp sức, tiếp tay cho người có chức vụ quyền hạn
2.2.2. Tội nhận hối lộ với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lục chịu trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 13 BLHS. Tuy nhiên đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Trước hết người phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn. Đó là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có lương hoặc không hưởng lương được giao thực hiện một công vụ nhất định có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
So sánh với tội nhận hối lộ thì nó khác nhau ở chỗ: Người phạm tội nhận hối lộ không có hành vi chiếm đoạt tài sản mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
Xét về yếu tố chủ thể thì tội nhận hối lộ và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản đều là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được hành vi tội phạm này
2.2.3. Tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi đến người khác để trục lợi
Hai tội này ngoài những điểm giống nhau được nêu ở mục 3 của phần này, thì chúng còn có điểm giống nhau riêng nữa là thời điểm hoàn thành tội phạm là khi hai bên thỏa thuận xong về việc nhận tiền, tài sản và đặc điểm nữa là hai tội này có sự thông đồng trước về việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
Điểm khác nhau giữa hai tội này là:
- Người phạm tội nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ.
hạn để gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thúc đẩy người khác làm hoặc không làm một việc có lợi cho người yêu cầu.