Về mặt lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 88)

3.1. Nhu cầu nâng cao chất lƣợng áp dụng các quy định về tội nhận hối lộ

3.1.1. Về mặt lý luận

Chống hành vi nhận hối lộ trong những năm qua có nhiều tiến bộ Đảng, Quốc hội, Chính Phủ đã có nhiều giải pháp kiên quyết đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, hối lộ. Tình hình tội phạm về tham nhũng, hối lộ tiếp tục có những chuyển biến tích cực, có dấu hiệu khả hơn. Thể hiện trong kết quả 6 tháng đầu năm 2015, VKSND tối cao đã khởi tố 104 vụ, giảm 29 vụ (21,8%) chủ yếu là tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, sảy ra nhiều trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý đất đai, đầu tư dự.

Bảng 3.1: Thống kê kết quả thực hành quyền công tố của ngành kiểm sát 6 tháng đầu năm 2015 STT SỐ VỤ KHỞI TỐ, SỐ BỊ CAN BỊ KHỞI TỐ 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2015 1 Kinh tế 649 931 2 Bị can 1.086 1.399 3 Tham nhũng 133 104 4 Bị can 283 254 5 Chức vụ 14 15 6 Bị can 33 45

Tuy nhiên, tội phạm này vẫn còn là một nguy cơ tiềm ẩn và ngày càng tinh vi, phức tạp, vẫn là một tảng băng chìm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Do pháp luật của chúng ta cũng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng cụ thể, ý thức

tôn trọng pháp luật của người dân còn hạn chế, tập quán văn hóa phong bì còn gianh giới qúa nhỏ rất khó phân biệt đâu là quà và đâu là hối lộ. Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng nhận thấy rằng việc phân biệt giữa hối lộ với sự biếu xén thể hiện lòng “biết ơn” là cực kỳ khó. Để làm được điều này phải cần đến một giải pháp toàn diện và lâu dài. Đó là một chủ đề khác không thuộc phạm vi bài viết này, nhưng trước mắt chúng ta rất cần một thái độ, một quan điểm dứt khoát.

- Một số biện pháp phòng ngừa hối lộ còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, lý do cơ bản là chưa công khai kết quả kê khai, Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, việc kiểm tra, xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít; việc trả lương qua tài khoản; việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

- Một số biện pháp PCTN được nhiều nước trên thế giới thực hiện và đánh giá tốt nhưng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam (trách nhiệm giải trình, xử lý đơn tố cáo nặc danh, áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt, cách ly đối tượng có dấu hiệu tham nhũng để hạn chế khả năng đối phó, xử lý hành vi làm giàu bất hợp pháp, xử lý trách nhiệm của pháp nhân…).

- Tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam mang tính phổ biến; xảy ra ở hầu hết các ngành, các cấp, thậm chí xảy ra ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nên việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý rất khó khăn.

Đối tượng nhận hối lộ lại là người có chức vụ, quyền hạn, nên thường là những người có nhận thức sâu rộng, am hiểu pháp luật, được tiếp cận nhiều thông tin, có điều kiện kinh tế, có quan hệ rộng; lợi ích nhóm, khép kín, một số người có công lao đóng góp lớn cho xã hội, có uy tín với quần chúng... nên rất khó phát hiện và xử lý.

- Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, bất cập, thiếu công khai, minh bạch và nhất quán, dễ bị lợi dụng để nhận hối lộ, nhất là các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thu - chi ngân sách; đầu tư, mua sắm công; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quan hệ giữa cơ

quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp. Chế độ tiền lương của công chức, viên chức chưa hợp lý, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, không bảo đảm cho cuộc sống.

- Chưa huy động được sức mạnh to lớn của quần chúng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ. Thiếu cơ chế giám sát có hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động PCTN nói riêng; thiếu quy định cụ thể để bảo vệ người tố cáo người nhận hối lộ cũng như nghiêm trị hành vi đe dọa, trả thù người tố cáo.

- Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa thật hợp lý; điều kiện hoạt động, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị này còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm cho việc “dưỡng liêm” và tạo điều kiện cho đội ngũ này yên tâm công tác; công tác quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, trong đó có việc kiểm tra, giám sát và PCTN trong nội bộ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và tòa án chưa được chú trọng. Việc thành lập các Ban chỉ đạo PCTN ở Trung ương và cấp tỉnh với tổ chức và cơ chế hoạt động như mấy năm vừa qua là một ví dụ.

Tại buổi làm việc giữa Chủ tịch nước, Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo một số cơ quan tư pháp vào ngày 15/7/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, các tội về tham nhũng đều được xét xử nghiêm minh, đặc biệt đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của nhà nước. Tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được toà cho hưởng án treo được giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án về tội nhận hối lộ nói riêng, các Tòa án đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc

Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và Quy chế phối hợp số 01/QCPH/VPBCĐTWTTCP-KTNN-BCA-

VKSNDTC-TANDTC ngày 15/01/2009 của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án nghiêm minh đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Đến nay, nhiều Tòa án địa phương đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, trong đó có các vụ án về tham nhũng; định kỳ hàng tháng hoặc quý tiến hành họp để trao đổi án, rà soát, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật đối với các vụ án có vướng mắc, nhằm đảm bảo sớm giải quyết các vụ án. Đối với những vụ án về tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, các Tòa án đều cử Thẩm phán tham gia phối hợp ngay trong quá trình điều tra, truy tố để nắm chắc các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật.

Quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đối với công tác giải quyết, xét xử các tội phạm về tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua, các Tòa án đều khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn theo quy định của pháp luật nên hầu hết không có án quá thời hạn xét xử do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm tội trong từng vụ án. Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo cũng được các Tòa án cân nhắc, đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình hiện nay. Vì vậy, các trường hợp phạm tội về tham nhũng và chức vụ được Tòa án cho hưởng án treo về cơ bản là đúng pháp luật. Hầu hết các bị cáo phạm các tội về tham nhũng được hưởng án treo là các bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo; có nhiều tình tiết giảm nhẹ (bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả; bản thân hoặc gia đình có công với cách mạng…) và căn cứ vào đặc điểm nhân thân của bị cáo xét

thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, thì Tòa án căn cứ vào nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các vụ án có đồng phạm và chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước để cho bị cáo hưởng án treo. Đối với các đối tượng giữ vai trò là người tổ chức, cầm đầu, chủ mưu và thuộc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì khi xét xử thì Tòa án quyết định hình phạt nghiêm minh và không cho các bị cáo này được hưởng án treo.

Có thể thấy, các vụ án về tội phạm tham tro đó có tội nhận hối lộ nhũng đều được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử, đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thời hạn quy định của pháp luật. Đối với những vụ án về tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng, các Tòa án đều cử Thẩm phán tham gia phối hợp ngay trong quá trình điều tra, truy tố để nắm chắc các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm tội trong từng vụ án. Hầu hết các bị cáo phạm các tội về tham nhũng được hưởng án treo là các bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo; có nhiều tình tiết giảm nhẹ (bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả; bản thân hoặc gia đình có công với cách mạng…). Đối với các đối tượng giữ vai trò là người tổ chức, cầm đầu, chủ mưu và thuộc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì khi bị xét xử Tòa án quyết định hình phạt nghiêm mình và không cho các bị cáo này được hưởng án treo.

Qua tình hình xét xử các vụ án về tham nhũng, hối lộ cho thấy, các vụ án này thường có nhiều người tham gia. Các lĩnh vực xảy ra hối lộ ngày càng rộng, ở nhiều ngành, nhiều cấp trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội mà nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, với tính chất, mức độ nghiêm trọng khác nhau… Nguyên nhân cơ bản của tình trạng hối lộ chủ yếu là do sự xuống cấp về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ

chức kinh tế. Bên cạnh đó, sự buông lỏng, yếu kém, bất cập trong công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực, đơn vị đã tạo ra những kẽ hở là điều kiện cho tội phạm tham nhũng xảy ra; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa và phát hiện tội nhận hối lộ chưa cao.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, cũng còn những hạn chế, khuyết điểm như còn để các vụ án quá hạn luật định, kể cả các vụ án về nhận hối lộ mà dư luận quan tâm, việc tranh tụng tại phiên tòa đôi khi còn hình thức, vẫn còn các vụ án bị sửa, hủy bỏ do lỗi chủ quan của Thẩm phán, việc cho bị cáo được hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đặc biệt là các vụ án về tội phạm tham nhũng, có bản án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)