Về mặt lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 91 - 93)

3.1. Nhu cầu nâng cao chất lƣợng áp dụng các quy định về tội nhận hối lộ

3.1.3. Về mặt lập pháp

Với thực trạng đáng lo ngại của tội phạm hối lộ cũng như những hậu quả nghiêm trọng của loại tội phạm này đối với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết quốc gia trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề xây dựng pháp luật để chống hối lộ. Sự quan tâm đó thể hiện bằng sự ra đời của hàng loạt văn bản pháp lí quốc tế và khu vực liên quan đến vấn đề hối lộ. Những văn bản pháp lí đó đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hiện tượng hối lộ. Báo cáo nghiên cứu này sẽ đề cập đến những văn bản pháp lí quốc tế điển hình và có liên quan trực tiếp đến các tội phạm hối lộ. Các điều ước quốc tế được nghiên cứu ở đây bao gồm Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước của LHQ), Công ước của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch thương mại quốc tế (Công ước của OECD) và Công ước luật hình sự của Hội đồng châu Âu về chống tham nhũng (Công ước của COE).

Tuy có sự khác biệt về giới hạn nội dung được quy định, về phạm vi áp dụng và về mức độ chi tiết của quy định, các công ước quốc tế nêu trên đều chia sẻ những vấn đề chung liên quan đến tội phạm hối lộ. Thứ nhất, các công ước này đều phản ánh sự cần thiết của việc tội phạm hoá các hành vi hối lộ đối với luật pháp quốc gia. Ví dụ: Công ước của OECD kêu gọi các quốc gia thành viên tội phạm hoá một cách nhanh chóng hành vi hối lộ công chức nước ngoài do hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự cạnh tranh lành mạnh của các giao dịch thương mại quốc tế.

Trong phạm vi Đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập khái quát nội dung của các công ước về những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Những nội dung chi tiết (bao gồm cả các nội dung được nêu trong các văn bản giải thích công ước hoặc các bình luận chính thức về công ước) có thể được tham khảo thêm trong một số tài liệu khác, ví dụ xem: Đào Lệ Thu, Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam trong sự so sánh với luật hình sự Thụy Điển và Australia, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành luật quốc tế và so sánh, ĐH Tổng hợp Lund-Thụy Điển và ĐH Luật

Hà Nội, 2011; Đào Lệ Thu, Các tội phạm về hối lộ từ góc độ luật pháp quốc tế, Tạp chí Luật học, [số 2 - 2011, tr.33-42]; Doig. A, Đào Lệ Thu, Hoàng Xuân Châu, Hình sự hóa hành vi tham nhũng: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách, UNDP và DFID (Anh), tháng 10-2013. 5 Lời nói đầu Công ước OECD Thứ hai, tất cả các công ước này đều xây dựng những chỉ dẫn mang tính chuẩn mực cho các quốc gia thành viên trong việc tội phạm hoá hành vi hối lộ cũng như quy định hình phạt đối với tội phạm về hối lộ. Tất nhiên, theo các công ước này, những quốc gia thành viên không buộc phải quy định từng loại hành vi hối lộ thành các tội phạm về hối lộ cụ thể, riêng biệt. Tuy nhiên, kỹ thuật lập pháp này được khuyến khích và được xem là chuẩn mực quốc tế cho hoạt động lập pháp hình sự của quốc gia. Thứ ba, quan điểm chung của pháp luật quốc tế đều coi tất cả các dạng hành vi hối lộ là tham nhũng và quan điểm này được thể hiện ở việc các công ước đều quy định cả nhận và đưa hối lộ đều là hành vi tham nhũng. Qua quy định của những công ước quốc tế điển hình, có thể thấy được chuẩn mực lập pháp quốc tế về các tội phạm hối lộ ở một số nội dung sau đây:

Theo nhận định trong Định hướng xây dựng Dự án BLHS sửa đổi 1, BLHS Việt Nam hiện hành vẫn chưa phản ánh được một cách đầy đủ, toàn diện những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm nói chung và thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta với các nước nói riêng. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS để không những đáp ứng được thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm hối lộ ở Việt Nam trong thời gian tới, mà còn nhằm nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. Đối với các tội phạm về tham nhũng nói chung và tội phạm hối lộ nói riêng, những đánh giá về tính tương thích giữa quy định của BLHS Việt Nam với quy định của luật hình sự nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên đã chỉ ra một số điểm hạn chế, khiếm khuyết, thậm chí chưa

đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của Công ước, cần được khắc phục 2. Có thể nói, sự tương đồng về lợi ích của tội phạm hối lộ (trừ một số trường hợp buộc phải đưa hối lộ do cưỡng ép), nên tội phạm hối lộ được xác định là một trong số ít nhóm tội có mức độ ẩn cao nhất. Do đó, một trong những nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình xây dựng dự án BLHS (sửa đổi) là phải được tiến hành trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa và truyền thống lập pháp với Việt Nam để hoàn thiện các quy định của BLHS về loại tội phạm này, qua đó nâng cao hiệu quả áp dụng đồng thời để thực hiện nghĩa vụ quốc tế trong các điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 91 - 93)