Thực tiễn áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định về tội nhận hối lộ trong Bộ luật hình

2.3.2. Thực tiễn áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội về

về tham nhũng, trong đó có tội nhận hối lộ(Bảng 2.3, 2.4, 2.5)

Trong các hình thức trách nhiệm được áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng trong giai đoạn từ 2012, 2014 và 2015, Hình phạt cải tạo không giam giữ và cho hưởng án treo là 359/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ 15,1%; Tù từ 3 năm trở xuống là 558/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ 23,5%; Tù từ 3 năm đến 7 năm là 378/2.365 bị cáo chiếm tỷ lệ 15,9%; Tù từ 7 năm đến 15 năm là 175/2.365 bi cáo, chiếm tỷ lệ 7,3%; Từ từ 15 năm đến 20 năm là 86/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ 3,6%; Tù chung thân, tử hình là 19/2.365 bi cáo, chiếm tỷ lệ 0,8%; Cán bộ công chức là 173/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ 7,3%; Tái phạm nguy hiểm là 157/2.365, chiếm tỷ lệ 6,6%; Người dân tộc thiểu số là 14/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,09%.

chung thân, tử hình là 280/2.365 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 11,6%, so với thiệt hại là 8.179,7 tỷ đồng thì đây, không phải là mức hình phạt nghiêm khắc đã áp dụng cho các bị cáo, vẫn còn có sự nương nhẹ, thiếu tính răn đe, vì vậy, dẫn đến tỷ lệ tái phạm nguy hiểm tăng cao trong năm 2014, trong khi các năm khác không có Tái phạm nguy hiểm, kéo theo tỷ lệ cán bộ công chức phạm tội tham nhũng cũng tăng cao trong năm 2014 là 102 bị cáo, năm 2015 là 71 bị cáo, năm 2012 không có; đồng thời cũng cho thấy tỷ lệ người dân tộc thiểu số phạm tội tham nhũng cũng xuất hiện tuy không nhiều (0,09%), tuy nhiên cũng là lời cảnh báo cho chúng ta về công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Qua trên đã cho thấy tình trạng tham nhũng, hối lộ ở nước ta không có khuynh hướng giảm mà ngày càng gia tăng, do công tác thanh tra, quản lý của chúng ta còn nhiều sơ hở và yếu kém. Do đó cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nạn tham nhũng hối lộ đang hoành hành ở nước ta. Bên cạnh đó, thông qua công tác xét xử, khi Tòa án phát hiện có sự buông lỏng trong công tác quản lý là nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm thì ngoài việc quyết định xử phạt đối với bị cáo, Toà án đều có quyền yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức có liên quan áp dụng những biện pháp cần thiết để nhằm khắc phục các điều kiện, cũng như nguyên nhân làm phát sinh tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội nhận hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 73 - 74)