Đưa kiến nghị pháp lệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 43)

của đông đảo quần chúng nhân dân, phản ánh điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, có khả năng “lấp chỗ trống”, những “kẽ hở” trong hệ thống pháp luật một cách kịp thời và được thể hiện dưới hình thức thống nhất của kỹ thuật lập pháp.

Như trên đã phân tích, hoạt động ban hành pháp lệnh là một trong những hình thức hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội với vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hoạt động xây dựng và ban hành các pháp lệnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc sử dụng quy trình xây dựng pháp lệnh với quy tắc đặc thù của kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi một văn bản pháp lệnh là sản phẩm trí tuệ của nhiều người, nhiều tổ chức, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể nên việc tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ các thủ tục, trình tự do luật định trong quá trình xây dựng, ban hành các pháp lệnh vừa là quyền cũng là nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quy trình xây dựng pháp lệnh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LỆNH HIỆN HÀNH

2.1. Quy định pháp luật về quy trình xây dựng pháp lệnh

2.1.1. Đưa kiến nghị pháp lệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh pháp lệnh

Theo quy định tại khoản 6 Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ trong năm đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội, quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm tại kỳ họp cuối năm của năm trước. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội sẽ quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Để cụ thể hoá quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này, Điều 16, 17 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, đề nghị xây dựng pháp lệnh của các chủ thể có thẩm quyền (trừ Chính phủ) theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 1992 và kiến nghị về pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được gửi đến Bộ Tư pháp để trình Chính phủ. Người đứng đầu các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân có thể gửi kiến nghị xây dựng pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đến Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp lập dự thảo Dự kiến của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Dự thảo này được xem xét bởi Hội đồng lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Văn phòng Chính phủ thẩm tra dự thảo Dự kiến chương trình và gửi cùng báo cáo thẩm tra đến thành viên Chính phủ để lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đưa ra phiên họp Chính phủ. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chỉnh lý dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến tại phiên họp tháng 8 hàng năm. Sau khi Chính phủ thông qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt

Chính phủ trình Dự kiến của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)