Bắt nguồn từ đòi hỏi phải khắc phục những hạn chế của quy trình xây dựng pháp lệnh hiện hành làm ảnh hưởng đến chất lượng, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 72)

trình xây dựng pháp lệnh hiện hành làm ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng pháp lệnh

Mặc dù đã từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả có ý nghĩa quan trọng, song quy trình xây dựng pháp lệnh hiện hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của hoạt động ban hành pháp lệnh nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Hơn nữa, trong các pháp lệnh còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể để thi hành được ngay mà còn phải chờ đợi việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn này lại thường không kịp thời nên pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống, khó tránh khỏi cách hiểu và làm khác nhau, dẫn đến sơ hở và lợi dụng trong thực hiện pháp luật.

Có thể nói rằng, nhu cầu ban hành pháp lệnh đến nay vẫn còn, do yêu cầu điều chỉnh và lợi thế về quy trình thủ tục, việc giảm ban hành pháp lệnh như trong Nghị quyết số 48-NQ/TW đã nêu phải được tiến hành từng bước, với lộ trình thực hiện cụ thể. Vì vậy, trong thời gian này, chúng ta vẫn cần

tiếp tục cải tiến nâng cao hiệu quả thông qua pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Vấn đề đặt ra như Thạc sỹ Bùi Ngọc Chương - Phó vụ trưởng Vụ tổng hợp Văn phòng Quốc hội đã nêu là “chấp nhận sự cần thiết ban hành một số lượng pháp lệnh nhất định và đưa vào chương trình của Quốc hội thì phải tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm tính nghiêm túc của nghị quyết Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ Hiến pháp và luật quy định” [10, tr.177]. Như vậy, có thể nhận thấy, việc giảm dần ban hành pháp lệnh không đồng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)