Phương hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 76)

vụ Quốc hội. Vấn đề đặt ra như Thạc sỹ Bùi Ngọc Chương - Phó vụ trưởng Vụ tổng hợp Văn phòng Quốc hội đã nêu là “chấp nhận sự cần thiết ban hành một số lượng pháp lệnh nhất định và đưa vào chương trình của Quốc hội thì phải tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm tính nghiêm túc của nghị quyết Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ Hiến pháp và luật quy định” [10, tr.177]. Như vậy, có thể nhận thấy, việc giảm dần ban hành pháp lệnh không đồng nghĩa với việc cứ để mặc cho những bất cập của quy trình xây dựng pháp lệnh tồn tại mà không có phương hướng, giải pháp đổi mới, hoàn thiện cụ thể, làm ảnh

hưởng đến chất lượng của hoạt động lập pháp của Quốc hội.

3.2. Phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh dựng pháp lệnh

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tương đối cụ thể về thẩm quyền, thủ tục, trình tự ban hành pháp lệnh. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được những văn bản pháp lệnh có chất lượng cao thì các cơ quan hữu quan phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong mỗi giai đoạn của quy trình xây dựng pháp lệnh.

Từ cách đặt vấn đề cần phải đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh một cách đồng bộ ở tất cả các giai đoạn với nhận thức rõ rằng việc hoàn thiện quy trình này có mối quan hệ chặt chẽ với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các chủ thể tham gia vào quy trình, đồng thời quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc giảm dần ban hành pháp lệnh, Luận văn xin kiến nghị một số phương hướng và giải pháp cụ thể sau:

3.2.1. Phương hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh lệnh

3.2.1.1. Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh theo hướng đơn giản hoá, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm

Hoạt động xây dựng và ban hành pháp lệnh là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn từ đưa sáng kiến pháp lệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; soạn thảo; thẩm tra; lấy ý kiến nhân dân, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội; xem xét, thông qua đến giai đoạn công bố pháp lệnh. Mỗi giai đoạn trong quy trình này là một khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp lệnh. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và ban hành pháp lệnh nói chung và quy trình xây dựng pháp lệnh nói riêng phải tiếp tục hoàn thiện từng khâu trong cả quy trình đó một cách đồng bộ. Hơn nữa, do đặc điểm về nội dung vấn đề quy định, do yêu cầu đáp ứng tính cấp thiết của cuộc sống đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước mà chưa có điều kiện quy định ngay thành luật… nên theo chúng tôi, quy trình xây dựng pháp lệnh cần phải được đổi mới, hoàn thiện theo hướng đơn giản hoá một số công đoạn, bước trong quy trình trên cơ sở đảm bảo chất lượng của các pháp lệnh được ban hành. Ví dụ như trong giai đoạn lấy ý kiến nhân dân về dự án, dự thảo pháp lệnh chẳng hạn. Việc lấy ý kiến này là cần thiết, song không phải đối với dự án pháp lệnh nào cũng bắt buộc phải lấy ý kiến nhân dân mà tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng vấn đề cụ thể, lĩnh vực cụ thể, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định lấy ý kiến nhân dân, bởi theo quy định hiện hành thì việc lấy ý kiến này không chỉ tốn kém nhiều thời gian mà còn tốn kém cả về kinh phí để thực hiện. Theo đó, sẽ có những dự án pháp lệnh được đưa ra lấy ý kiến nhân dân và cũng có những dự án pháp lệnh trong quy trình xây dựng không thực hiện giai đoạn này. Hay trong việc chuẩn bị đồng thời dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành pháp lệnh cùng với dự án pháp lệnh cũng vậy, cũng sẽ có những dự án pháp lệnh Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ định rõ việc soạn thảo văn bản

quy định chi tiết thi hành và cũng có dự án pháp lệnh không cần thiết phải có văn bản quy định chi tiết thi hành được trình kèm theo.

Tuy nhiên, đơn giản hoá quy trình xây dựng pháp lệnh không có nghĩa là xem nhẹ các giai đoạn, các bước trong quy trình; hay có thể cắt xén các bước, các giai đoạn một cách tuỳ tiện theo ý chí chủ quan của cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào mà việc đơn giản hoá này chỉ được tiến hành trong những trường hợp cụ thể mà pháp luật cho phép hay nói cách khác là trong khuôn khổ luật định.

3.2.1.2. Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng pháp luật nói chung, công tác xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng là một đòi hỏi khách quan không những có ý nghĩa định hướng chính trị và còn đảm bảo cho hoạt động lập pháp thể chế hoá đúng đắn và đầy đủ ý chí của nhân dân trong các đạo luật và pháp lệnh. Thực tế cho thấy, nếu Đảng chưa có đường lối, chính sách đối với một lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội nào đó, thì việc xây dựng các văn bản pháp luật về lĩnh vực đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn và ngược lại. Tuy nhiên, trong hoạt động lập pháp, sự lãnh đạo của Đảng chỉ phát huy hiệu quả khi có một phương thức lãnh đạo đúng đắn, phù hợp để một mặt đề cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, chống tư tưởng ỷ lại, chờ đợi sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể Quốc hội và mặt khác bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, nếu tiếp tục duy trì việc uỷ quyền lập pháp sẽ không phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại,

Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh”. Theo đó, việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh phải được đặt trong mối tương quan với việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng của Quốc hội, trong chủ trương mà Đảng đã nêu là giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh trong thời gian tới; đồng thời bảo đảm cho các pháp lệnh được ban hành không trái với quy định của Hiến pháp, luật và có hiệu quả thực thi cao đúng như trong định hướng mà Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu:

“đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, trong đó, các các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản pháp luật thống nhất cho cả trung ương và địa

phương…”.

3.2.1.3. Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của quy trình hiện hành

Việc đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp lệnh phải dựa trên cơ sở những kinh nghiệm đã có; kế thừa những ưu điểm, loại bỏ những hạn chế. Quy trình xây dựng pháp lệnh hiện nay của chúng ta có những yếu tố phù hợp, cụ thể như việc giao trách nhiệm soạn thảo dự án pháp lệnh chủ yếu cho các bộ, ngành của Chính phủ - những cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, am hiểu thực tiễn; việc lấy ý kiến nhân dân, đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội về dự án pháp lệnh; hay việc xin ý kiến của Bộ Chính trị về các dự án pháp lệnh…

Những điểm hạn chế như đã trình bày ở phần đánh giá thực trạng quy trình xây dựng pháp lệnh hiện hành ở Chương 2 cần được nghiên cứu đổi

mới, hoàn thiện để xây dựng quy trình xây dựng pháp lệnh khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành pháp lệnh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình xây dựng pháp lệnh ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)