Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính trong trường hợp ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 72 - 75)

2.4. Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính trong một số trường

2.4.1. Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính trong trường hợp ngườ

người khởi kiện vừa có khiếu nại đến người có thẩm quyền, vừa có khiếu kiện tại Tòa án

Luật TTHC quy định: “Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện

vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện” [44, Điều 31, Khoản 1].

Quy định này có nhiều khác biệt so với quy định trong Pháp lệnh năm 2006 về nội dung này, cụ thể tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh năm 2006 quy định:

Trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức không được giải quyết hoặc đã được giải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý mà khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai và khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền thì phân biệt thẩm quyền như sau:

a) Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền; b) Trường hợp có nhiều người mà họ vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản này, nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải

quyết, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [78, Điều 13].

Rõ ràng, Luật TTHC đã có sự tiến bộ và phù hợp hơn, khi tôn trọng quyền lựa chọn cơ quan giải quyết vụ việc của người khởi kiện. Điều 5 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định này, cũng thể hiện rất rõ quyền của người khởi kiện trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết vụ việc.

Theo đó, trong trường hợp người khởi kiện vừa có khiếu nại đến người có thẩm quyền, vừa có khởi kiện đến Tòa án, thì Tòa hành chính chỉ có thẩm quyền xét xử vụ việc nếu người khởi kiện lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết vụ việc.

Việc xác định Tòa án là cơ quan giải quyết vụ việc mà không phải do kết quả lựa chọn của người có yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp vụ án hành chính có liên quan đến nhiều người, trong đó có một hoặc một số người lựa chọn Toà án giải quyết và một hoặc một số người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết hoặc trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, một hoặc một số người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Khi đó, thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính được xác định như sau [19, Điều 5, Khoản 3]:

- Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì Tòa hành chính chỉ giải quyết yêu cầu của người khởi kiện (không giải quyết yêu cầu của người khiếu nại);

- Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng hành chính (người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ không thụ lý giải quyết vụ việc).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 72 - 75)