Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 50 - 53)

2.1. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính

2.1.2. Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu

bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm

gian lập danh sách cử tri, công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội đều được ghi tên vào danh sách cử tri. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú” [33, Điều 22]; và Điều 23 Luật bầu

cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 quy định:

Trong thời gian lập danh sách cử tri, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú. Trong thời gian lập danh sách cử tri, những người thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Cử tri là sinh viên, học sinh, học viên ở các trường chuyên nghiệp, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân [37, Điều 23].

Theo đó, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội là danh sách gồm những công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập [33, Điều 24], và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là danh sách gồm những công dân có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập [37, Điều 25]).

Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 đều quy định “Công dân nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử” [33, Điều 2]; [37, Điều 2].

Theo đó, việc lập danh sách cử tri phải đảm bảo: (1) các cử tri đều đủ 18 tuổi trở lên; (2) các cử tri đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc các trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri (theo Điều 24 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Điều 25 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003); (3) mỗi cử tri chỉ ghi tên trong một danh sách cử tri theo quy định.

Không giống như đối với QĐHC và HVHC, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phải là đối tượng của giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại năm 2011. Do vậy, khi phát hiện những sai sót liên quan đến danh sách cử tri thì các chủ thể tiến hành thủ tục khởi kiện vụ án hành chính theo Luật TTHC mà không tiến hành thủ tục khiếu nại tới người có thẩm quyền.

2.1.2.2. Thẩm quyền của Tòa hành chính đối với khiếu kiện liên quan đến danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Theo Luật TTHC, việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được giải quyết theo một trình tự đặc biệt hơn so với các vụ án hành chính khác, được quy định riêng biệt tại Chương XI của Luật TTHC. Theo đó, khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được thụ lý ngay khi có đơn khởi kiện, mà không có việc yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện hay trả lại đơn khởi kiện (việc trả lại đơn khởi kiện chỉ được áp dụng sau khi Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án); thời hạn giải quyết đối với loại vụ án này cũng ngắn hơn rất nhiều lần so với các vụ án hành chính khác. Đặc biệt, vụ án hành chính liên quan đến danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân không áp dụng chế độ xét xử hai cấp,

mà Bản án, Quyết định của Tòa án (tạm coi là Tòa án cấp sơ thẩm) có hiệu lực thi hành ngay, đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị (Điều 172 Luật TTHC [44, Điều 172]).

Tại Luật TTHC quy định “Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại

biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án”

[44, Điều 29, Khoản 3] thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Và loại vụ việc này chỉ do Tòa án nhân dân cấp huyện xử lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 50 - 53)