Giai đoạn 1998 đến 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 26 - 28)

1.3. Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính trước khi ban hành

1.3.2. Giai đoạn 1998 đến 2006

Ngày 25/12/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính [75] (sau đây gọi là Pháp lệnh năm 1998). Theo đó, thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính được quy định trong 10 nhóm vụ việc, thay vì 08 nhóm vụ việc như quy định tại Điều 11 Pháp lệnh năm 1996.

Tuy nhiên, về bản chất, thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Pháp lệnh năm 1998 không hề được mở rộng thêm. Bởi lẽ, thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đối với nhóm vụ việc tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh năm 1996 thì được tách thành hai nhóm vụ việc tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh năm 1998 “1-Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính” và “2-Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp

lệnh năm 1996 thì được tách thành hai nhóm vụ việc tại khoản 5 và khoản 6 Điều 11 Pháp lệnh năm 1998 “5-Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi

hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” và “6-Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép,thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh” [75, Điều 11].

Do vậy, dù về hình thức, nhóm các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đã tăng từ 08 nhóm vụ việc lên 10 nhóm vụ việc qua lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính vào năm 1998. Nhưng thực chất thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính không hề được mở rộng hơn.

Mặc dù thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính ở giai đoạn này vẫn bị giới hạn, không được mở rộng thêm so với từ năm 1996, nhưng đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính lại được giải thích một cách chi tiết hơn. Sự chi tiết, rõ ràng hơn của các đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính không chỉ biểu hiện ở việc sửa đổi, bổ sung các khái niệm về QĐHC, HVHC... tại Điều 4 của Pháp lệnh. Mà còn bởi việc ban hành Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính [17]. Sự ra đời của văn bản này đã làm giảm đi đáng kể những khó khăn, lúng túng của các Tòa án trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính. Đặc biệt, bằng việc quy định rõ tại mục 3 của Nghị quyết về việc

“quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính phải là quyết định hành chính lần đầu” [17, mục 3]. Quy

định này đã làm rõ về QĐHC là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính. Bởi, khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức thường ra nhiều quyết định trên cơ sở tự nhận thấy cần thiết hoặc trên cơ sở

có khiếu nại của công dân, quyết định sau hủy bỏ hoặc thay thế quyết định trước. Vì thế, cả về phía người khiếu kiện, cả về phía Tòa án đều gặp khó khăn trong việc xác định đâu là đối tượng khiếu kiện vụ án hành chính và những quyết định nào cần phải được Tòa án xem xét tính hợp pháp. Theo đó, trên cơ sở hướng dẫn cụ thể tại mục 3 nghị quyết nêu trên, xác định được QĐHC là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính phải là quyết định được ban hành để xử lý, giải quyết vụ việc cụ thể, chứ không phải các Quyết định giải quyết khiếu nại.

Cho nên, không khó để lý giải nguyên nhân số vụ án hành chính được Tòa án thụ lý, giải quyết trong những năm đầu của giai đoạn này ít có sự chuyển biến so với giai đoạn trước (Năm 1999, giải quyết 319 vụ án trong tổng số 408 vụ án hành chính đã thụ lý; Năm 2000, 419/539 vụ... [58]), nhưng lại gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2003 (Năm 2004, Các Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý 1.172 vụ, đã giải quyết 1.006 vụ; Các Toà án cấp phúc thẩm đã thụ lý 552 vụ, đã giải quyết được 498 vụ; xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đã thụ lý 22 vụ; đã giải quyết 20 vụ [59]; Năm 2005, Toà án nhân dân các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 1.201 vụ trong tổng số 1.361 vụ [60]...).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 26 - 28)