Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 53 - 56)

2.1. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính

2.1.3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng

Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống

2.1.3.1. Khái niệm “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc” và đặc điểm

Theo Luật TTHC “Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể

hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình” [44, Điều 3, Khoản 3].

Theo đó, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc có các đặc điểm như sau: - Về hình thức: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải là văn bản, được thể hiện dưới hình thức Quyết định.

Khác với QĐHC là văn bản có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như quyết định, thông báo, công văn, kết luận… thì Quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải được ban hành dưới hình thức “quyết định” mà không phải các hình thức khác.

- Về chủ thể ban hành: do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành. Nếu như QĐHC có thể do cơ quan, tổ chức và người đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó ban hành, thì Quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải là văn bản do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành.

- Về chủ thể áp dụng: công chức.

Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [42, Điều 4].

Theo đó, trong các cơ quan, tổ chức có nhiều loại chủ thể khác nhau, nhưng chỉ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức, là những chủ thể có các đặc điểm như quy định nêu trên, mới được xem xét là đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính.

- Về nội dung: áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định sáu hình thức kỷ luật đối với công chức. Tuy nhiên, chỉ Quyết định về việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc, cũng được coi là hình thức kỷ luật cao nhất đối với công chức, mới được xem xét là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

2.1.3.2. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính

xử của Tòa hành chính là Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định “Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp

Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng” [13, Điều 20] và Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu,

tài khoản riêng. Theo đó, Tổng cục trưởng là người đứng đầu của Tổng cục. Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 36/2012/NĐ-CP thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn:

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, bao gồm: tổng cục và tổ chức tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập và phòng trong vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ [13, Điều 12] và Người đứng đầu các tổng cục và tổ chức tương đương, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc cấp mình quản lý [13, Điều 12].

Tương tự, đối với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước tại địa phương, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức là do người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực hiện.

Theo đó, các Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng trở xuống có thể là đối tượng giải quyết trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

quản lý Nhà nước, có thể kể đến như: Thứ trưởng, Bộ trưởng và tương đương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí này tuân thủ các quy trình riêng theo quy định của pháp luật, thay vì quy chế như đối với công chức thông thường theo quy định của Luật cán bộ công chức.

Do vậy, văn bản liên quan về việc miễn nhiệm đối với các vị trí này không phải là đối tượng giải quyết trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính giống như Quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ Tổng cục trưởng trở xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 53 - 56)