Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 56 - 62)

2.1. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính

2.1.4. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh

2.1.4.1. Khái niệm và đặc điểm

Dễ dàng nhận thấy, trong nhóm đối tượng này tồn tại hai loại Quyết định, gồm: Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong đó, Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mới là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Trước hết, cũng cần làm rõ về thế nào là Quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh, để trên cơ sở đó có căn cứ phân biệt với Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Căn cứ các quy định tại Chương V và Điều 105 Luật cạnh tranh năm 2004 [39], khẳng định rằng, Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là Quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, nhằm đưa ra kết luận xử lý vụ việc cạnh tranh giữa các chủ thể trong vụ việc cạnh tranh.

Theo đó, chủ thể ban hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại [39, Điều 50, Khoản 1]. Liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý, giải quyết đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh [39, Điều 50].

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là do chủ tịch Hội đồng cạnh tranh thành lập. Có thể nói, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là một cơ quan mang tính ad-hoc, nghĩa là được thành lập để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể [39, Điều 54, Khoản 3]. Đặc điểm này để phân biệt với Hội đồng cạnh tranh - là một cơ quan thường trực do Chính phủ thành lập để tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh [39, Điều 53]. Xét về thẩm quyền, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (theo chức năng và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh, là cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh).

Về mặt nội dung, Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đưa ra kết luận xử lý vụ việc cạnh tranh giữa các chủ thể trong vụ việc cạnh tranh, sau khi điều tra vụ việc cạnh tranh, hoặc sau khi tổ chức Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục được quy định trong Luật cạnh tranh năm 2004.

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại [39, Điều 106].

Một lần nữa khẳng định rằng, Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh với các đặc tính như nêu trên không phải là đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, nên cũng không là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Thứ hai, về Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Khi không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên chủ thể có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết [39, Điều 107]. Cho nên, Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Chủ thể ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ thương mại [39, Điều 111, 112, 113].

Hội đồng cạnh tranh ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ban hành [39, Điều 107, Khoản 1]. Tức là Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh do Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ban hành [39, Điều 107, Khoản 2]. Tức là Bộ trưởng Bộ thương mại giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Xét về nội dung, căn cứ quy định tại Luật cạnh tranh năm 2004 thì Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có thể chứa đựng một trong các nội dung như sau:

- (1) Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không đủ căn cứ;

- (2) Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật;

- (3) Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc Hội

Như vậy, Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh với các đặc điểm như nêu trên là đối tượng trong vụ án hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án, cũng là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đã được quy định tại Điều 28, 30 Luật TTHC.

2.1.4.2. Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Tại Luật cạnh tranh năm 2004 quy định:

Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền [39, Điều 115, Khoản 1].

Theo các quy định tại khoản 4 Điều 28 và điểm e khoản 1 Điều 30 Luật TTHC thì mọi khiếu kiện đối với Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, không có bất cứ loại trừ nào.

Vấn đề đặt ra là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh là những hoạt động hết sức đặc thù trong lĩnh vực thương mại, bản thân Luật cạnh tranh năm 2004 cũng quy định những quy chế tố tụng riêng biệt đối với loại vụ việc cạnh tranh, thì tại sao Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh lại là đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính?

Xét thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh đúng là những hoạt động đặc thù trong lĩnh vực thương mại. Nhưng việc quản lý, điều tiết, giải quyết, xử lý các loại hành vi vi phạm trong cạnh tranh, nhằm đảm bảo một môi trường thương mại có sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các Doanh nghiệp và đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng, thì lại là một hoạt động quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập nhằm tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh [39, Điều 53]. Nên theo các quy định và nguyên tắc về quản lý hành chính Nhà nước đã phân tích trên đây, Hội đồng cạnh tranh là một cơ quan hành chính Nhà nước. Bộ trưởng Bộ thương mại là người đứng đầu Bộ thương mại, cũng đã được làm rõ là một cơ quan hành chính Nhà nước.

Do vậy, Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chính là một loại Quyết định do cơ quan Nhà nước ban hành trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, về nguyên tắc, đây là loại đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Một vấn đề khác được đặt ra là, tại sao khoản 4 Điều 28 và điểm e khoản 1 Điều 30 Luật TTHC chỉ xem xét thẩm quyền của Tòa hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, mà không xem xét đối với các loại Quyết định khác được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh? Chẳng hạn, bản thân quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Quyết định đình chỉ điều tra, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh (Điều 88, 101 Luật cạnh tranh năm 2004).

Theo quan điểm của tác giả, việc không liệt kê các quyết định khác được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, không đồng nghĩa với việc các quyết định đó không phải là đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính. Chẳng hạn, Quyết định đình chỉ điều tra, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh, Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính….

Bởi lẽ, các quyết định này thuộc nhóm Quyết định hành chính – là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đã được quy định tại

khoản 1 Điều 28 Luật TTHC. Cụ thể: các quyết định được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh đảm bảo đầy đủ cả ba yếu tố của QĐHC cá biệt là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính đã được phân tích trong tiểu mục 2.1.1.1. Quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật cạnh tranh năm 2004 [39, Điều 61] về việc khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính cũng đã làm rõ hơn về nhận định này.

Thậm chí, theo quan điểm của tác giả, bản thân quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cũng là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính. Nghĩa là, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà các bên chủ thể không muốn thực hiện việc khiếu nại tới Hội đồng cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ thương mại; hoặc hết thời hạn ba mươi ngày mà các bên chủ thể chưa thực hiện việc khiếu nại, thì có thể khởi kiện vụ án hành chính. Bởi cũng tương tự như các loại quyết định khác được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh cũng là một QĐHC, là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Cho nên, bản thân quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định khác được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh cũng là đối tương thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, thuộc nhóm QĐHC cá biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật TTHC.

Vậy tại sao Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh lại được quy định thành một nhóm riêng biệt trong các nhóm đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính?

Câu trả lời là bởi vì đây là loại Quyết định giải quyết khiếu nại.

Theo hướng dẫn tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP và như nội dung phân tích tại tiểu mục 2.1.1.1 trên đây, thì QĐHC là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính không bao gồm Quyết định giải quyết

khiếu nại. Nên Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không thuộc nhóm QĐHC cá biệt, cũng không thuộc nhóm các đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 28 Luật TTHC.

Việc quy định Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính là nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cho các bên chủ thể trong vụ việc cạnh tranh.

Do tính chất đặc thù của cạnh tranh mà vụ việc cạnh tranh được giải quyết theo một quy trình tố tụng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh là những cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, lại đồng thời là các cơ quan được giao quyền tiến hành tố tụng trong lĩnh vực cạnh tranh. Nên xét trong một phương diện nhất định, điều này không đảm bảo tính khách quan cũng như một số nguyên tắc cần thiết khác trong hoạt động tố tụng. Do vậy, Tòa hành chính được trao quyền xem xét, giải quyết trong vụ án hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích cho các chủ thể trong vụ việc cạnh tranh.

Như vậy, có thể nói, Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là loại Quyết định giải quyết khiếu nại duy nhất là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính theo Luật tố tụng hành chính Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)