Hoạt động CTTC đã phát triển trong một thời gian dài, tuỳ theo từng thời kỳ nhất định và do chính sách, nhu cầu ở mỗi nước khác nhau mà đối tượng của HĐCTTC cũng khác nhau.
ở Hàn Quốc đối tượng cho thuê chủ yếu là máy móc thiết bị công nghiệp (chiếm 57%); thiết bị giao thông vận tải (chiếm 20%), thiết bị văn phòng (chiếm 13%). ở Indonexia đối tượng cho thuê cũng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp (chiếm 37%); thiết bị giao thông vận tải (chiếm 25%), thiết bị văn phòng (chiếm 15%), thiết bị thi công cơ giới (chiếm 1%), thiết bị khác (18%). ở Malayxia cơ cấu thị trường cho thuê đối với thiết bị văn phòng (13%), ô tô con (19%), thiết bị thi công cơ giới (15%), thiết bị khác 18% [33,31].
Như vậy, thị trường cho thuê trên thế giới chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, tài sản thuê chủ yếu là máy móc thiết bị thi công cơ giới và phương tiện vận tải.
ở Việt nam, hoạt động CTTC là một hoạt động khá mới mẻ đối với các nhà doanh nghiệp . Trước đây chỉ có những ngành cần vốn đầu tư rất lớn và các thiết bị không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ trọng tải lớn ... mới áp dụng phương thức này đối với các nhà sản xuất hoặc bên cho thuê nước ngoài. Từ tháng 5/1995 do nhu cầu của nền kinh tế, NHNN Việt Nam đã ban hành Thể lệ tín dụng thuê mua kèm theo Quyết định số 149/QĐ-NH5 quy định nghiệp vụ thuê mua ở Việt Nam, tiếp đó là NĐ số 64/CP ngày 9/10/1995 ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam. Tại điều 2, khoản 5 NĐ số 64/CP quy định: "Tài sản thuê là máy móc thiết bị và các động sản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên 1 năm được sản xuất trong nước
hoặc nhập khẩu". Như vậy tài sản cho thuê ở đây chỉ bao gồm các động sản. Đến NĐ 16/CP trong điều 7 khoản 3 quy định: "Tài sản cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác".
Với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu ở tầm nhỏ và vừa, máy móc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, vốn đầu tư cho việc mua sắm máy móc thiết bị, hao mòn, khấu hao chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị. Việc CTTC đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đó là các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, điều này giúp cho các doanh nghiệp tránh được mối lo về tài sản lưu động, đáp ứng được nhu cầu đổi mới và tồn tại hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NĐ16/CP đã mở rộng đối tác cho thuê là Công ty CTTC liên doanh và 100% vốn nước ngoài đáp ứng kịp thời các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Điều này phù hợp với lợi ích mà hoạt động CTTC đem lại cho nền kinh tế, góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật. Bởi vì các ngành khoa học kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, việc nhập khẩu các máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ cho mục đích kinh doanh là rất yếu. Trong NĐ số 16/CP - Điều 19 quy định: "Công ty CTTC được nhập khẩu". Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gặp không ít khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu này. Bên cạnh việc đưa danh mục các thiết bị cho thuê vào quỹ đạo của Nhà nước và của địa phương qua thủ tục xét duyệt của cơ quan chức năng, tổ chức đòi hỏi có đội ngũ cán bộ am hiểu về máy móc thiết bị đó, cũng như phải tạo một cơ chế ràng buộc giữa bên cung ứng (nhập khẩu) tài sản với bên thuê hoặc bên cho thuê để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, mục đích của việc CTTC.
Trong những năm qua, tuy có những chuyển biến song trình độ công nghệ ở nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu. Theo đánh giá mới nhất của Bộ khoa học công nghệ - môi trường thì thiết bị và công nghệ của Việt Nam so với các nước có công nghệ trung bình tiên tiến như sau:
- Đối với ngành cơ khí chế tạo lạc hậu 50-100%
- Các ngành lắp ráp điện tử, ô tô, máy xây dựng chế biến thuỷ văn lạc hậu 2 đến 3 thế hệ.
- Các ngành điện, dệt may lạc hậu từ 3-5 thế hệ
- Các ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp thực phẩm lạc hậu từ 2- 3 thế hệ [45]. Hiện nay, hoạt động CTTC ở Việt Nam cũng chỉ tập trung vào một số đối tượng là tài sản có nhu cầu sử dụng lớn, ổn định, dễ chuyển nhượng như các thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy sao chụp, điện thoại, máy móc thiết bị thi công, xây dựng, đào đắp, máy ủi ... dùng trong xây dựng cơ bản, các loại máy móc thiết bị động lực, máy phát điện vừa và nhỏ, biến áp ... các loại máy công cụ, máy cắt gọt kim loại, máy rèn, máy hàn, máy gia công đồ gỗ .. , các loại máy ngành gốm sứ: lò nung ga, lò nung điện. Máy khai thác, máy nhào trộn nhiên liệu ..., các phương tiện vận tải đường bộ: xe khách, xe tải, ô tô con ...
Như vậy, đối tượng của HĐCTTC chỉ bao gồm tài sản. Theo tinh thần của điều 7 - NĐ số 16/CP tài sản thuê là động sản, còn điều 61 Luật các tổ chức tín dụng lại quy định đối tượng chung nhất là tài sản có nghĩa là động sản và bất động sản. ở Việt Nam chủ yếu là các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đồng thời do nhu cầu vốn cho nền kinh tế để khắc phục những khó khăn trong vay vốn ngân hàng, cần tạo điều kiện để các chủ thể trong nền kinh tế có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo một môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy hoạt động CTTC. Do vậy, đối tượng HĐCTTC phải được quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật và mở rộng đối với cả tài sản bất động sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hoạt động CTTC phát huy hiệu quả trên thực tế.
Theo quy định tại điều 19 NĐ16/CP, sau khi mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê, Công ty cho thuê tài chính phải làm đăng ký tại trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo. Mục đích của việc đăng ký là nhằm bảo vệ quyền sở hữu của bên
cho thuê. Điều này, đặc biệt quan trọng vì bên cho thuê chỉ nắm quyền sở hữu về mặt pháp lý chứ không nắm giữ tài sản cho thuê. Tài sản cho thuê giao trực tiếp cho bên thuê, trong quá trình hoạt động có thể bên thuê thực hiện những hành vi là dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp ... không đảm bảo theo như thỏa thuận trong hoạt động CTTC mà bên cho thuê có thể không kiểm soát và quản lý được. Theo quy định tại điều 20, điều 21, NĐ số 16/CP: "Đối với tài sản cho thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, bên thuê khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và xác nhận của Công ty cho CTTC, để sử dụng phương tiện trong thời hạn cho thuê Công ty CTTC chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đúng phương tiện sau khi đã có chứng nhận của công chứng nhà nước. Nếu tài sản trên tham gia vào hoạt động trên tuyến quốc tế, Công ty CTCT gửi bản sao giấy đăng ký có chứng nhận của cơ quan công chứng”.
Điều 21 NĐ 16/CP: “đối với tài sản cho thuê khác có giấy phép sử dụng, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép sử dụng cho bên thuê trên cơ sở giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê của Công ty CTTC & HĐCTTC. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan cấp giấy phép sử dụng tài sản hướng dẫn thực hiện quy định này”.
Tóm lại, hoạt động CTTC đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triễn. ở Việt Nam, Nghị định số 64/CP đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho hoạt động CTTC. Với các phương thức giao dịch ngày càng phong phú và đa dạng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các chủ thể khác nhau trong xã hội huy động được nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
ở các nước khác nhau, hiện nay đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động CTTC. Hoạt động cho thuê được thực hiện thông qua HĐCTTC. HĐCTTC có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hợp đồng cho thuê giáp lưng, hợp đồng cho thuê bắc cầu, hợp đồng bán rồi thuê lại...Mỗi loại hợp đồng có một ưu thế riêng. Thông qua việc nghiên cứu các phương thức đó chúng ta
có thể lựa chọn các phương thức cho thuê phù hợp với nền kinh tế của nước ta hiện nay, cũng như quy định ra các cơ chế ràng buộc giữa các chủ thể tham gia trong giao dịch CTTC đảm bảo bình ổn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc sử dụng nguồn vốn một cách hữu hiệu. Hoạt động CTTC trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn, do vậy việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật về HĐCTTC nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy thực hiện các HĐCTTC là một vấn đề bức thiết.
Chƣơng 2
GIAO KếT Và THựC HIệN HợP Đồng CHO THUê TàI CHíNH