Định hƣớng hoàn thiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 79 - 82)

d/ Biện pháp ký quỹ:

3.1. Định hƣớng hoàn thiện:

Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện khung pháp luật về HĐCTTC, trên cơ sở đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động CTTC hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế - đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Do đó đòi hỏi phải có định hướng và những giải pháp nhằm khắc phục những chồng chéo, bất cập của các văn bản pháp luật hiện hành cản trở hoạt động CTTC và phải hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan lâu dài đặt ra cho pháp luật về lĩnh vực kinh tế.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch rõ:” Mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2002 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghiệp, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [20,159]. Như vậy, sự nghiệp công nghiệp hóa là sự nghiệp của toàn dân, công nghiệp hóa phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác quốc tế đa phương hóa, đa đạng hóa các quan hệ với nước ngoài để xây dựng một nền kinh tế hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp thành một nền sản xuất lớn, cơ cấu kinh tế hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao. Vì vậy, việc thúc đẩy hoạt động CTTC trên diện rộng và xây dựng khung pháp lý về HĐCTTC là một yêu cầu tất yếu khách quan. Trên phương diện đó, trang bị những công cụ thích hợp theo

hướng hiện đại hóa cho các ngành trong nền kinh tế thông qua cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, “đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi cản trở về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với mọi hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh, bình đẳng và là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển mạnh các doanh nghệp nhỏ và vừa, từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế vững mạnh” [44,188].

Nhu cầu vốn cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một thách thức to lớn đối với chúng ta, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư, đổi mới kỹ thuật công nghệ. Để giải quyết nhu cầu vốn to lớn này, các doanh nghiệp phải tìm nhiều nguồn vốn khác nhau trên thị trường tín dụng, phương thức cho thuê tài chính giúp cho các doanh nghiệp là người đi thuê có thể sử dụng được nhiều loại máy móc thiết bị cần thiết mà không cần phải đầu tư một lần với số vốn lớn, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phương thức này cũng giúp cho các doanh nghiệp không nhất thiết phải vay vốn ngân hàng để đầu tư các loại tài sản cố định, làm giảm tỷ lệ nợ trên vốn của doanh nghiệp.

Từ khi thành lập đến nay các công ty CTTC Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng của mình bằng số lượng khách hàng ngày càng tăng, doanh số và hợp đồng cho thuê liên tục tăng qua các năm, với hình thức tài trợ vốn ưu việt hơn hẳn các hình thức tín dụng khác trên thị trường tiền tệ, đồng thời cơ chế cho vay đơn giản, rủi ro thấp hơn các hình thức tài trợ khác. Phát triển hoạt động CTTC tạo sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, hoạt động của Công ty CTTC với phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn là cơ sở phát triển các thành phần kinh tế trong toàn xã hội và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp các

tăng lợi nhuận. Đồng thời điều đó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo thị trường vững chắc, an toàn và phát triển hoạt động CTTC.

Hiện nay, pháp luật về kinh tế nói chung và nền tảng pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính nói riêng chưa được đồng bộ và chưa nói là có nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt nam. Mặt khác, hoạt động CTTC là hình thức tài trợ mới do đó các văn bản hiện hành chưa dự liệu hết các quy định cho hoạt động này. Trong khi đó, việc áp dụng nguyên tắc tương tự theo các quy định đối với hoạt động ngân hàng, công ty tài chính... cho hoạt động này có nhiều điểm không phù hợp. Nguyên nhân do là hoạt động CTTC tuy cũng là hoạt động tài trợ tín dụng nhưng đặc điểm kinh doanh của ngành này rất khác biệt so với các phương thức tín dụng khác. Do đó nếu áp dụng biện pháp tương tự như cho các hình thức khác sẽ có những khó khăn cho hoạt động cho thuê tài chính. Có thể thấy rõ những điểm này khi xem xét cụ thể các văn bản pháp luật có liên quan:

* Các văn bản luật có liên quan: - Luật doanh nghiệp năm 1999. - Luật phá sản năm 1993. - Luật dân sự năm1995.

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997.

- Pháp lệnh về kế toán thống kê.năm 1988. - Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế năm 1989. - Luật bảo vệ môi trường năm 1993.

* Những văn bản thuế liên quan: - Thuế giá trị gia tăng năm 1997.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997. - Thuế xuất nhập khẩu năm 1998...

Qua những văn bản pháp quy trên cho thấy những quy định này nhằm điều chỉnh các quan hệ khác, do đó nếu được áp dụng cho hoạt động cho thuê tài chính sẽ không phát huy được tác dụng. Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ như Thái Lan, do quan niệm tín dụng thuê mua cũng như một hình thức kinh doanh thương mại nên các quy định quản lý hoạt động thương mại đều được áp dụng cho nó, không có quy chế pháp lý riêng cho hoạt dộng CTTC để thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển và kết cục là ngành thuê mua cũng không đóng góp được vào sự phát triển kinh tế của Thái lan. Rõ ràng là thực tế môi trường kinh doanh Việt Nam cần có một khung pháp lý hoàn thiện và vững chắc cho hoạt động thuê mua: quy định về những khái niệm căn bản, tư cách pháp nhân, hình thức kinh doanh, quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê, hạn mức cho thuê, các ưu đãi về thuế... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng, chính sách để tạo cở sở xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cho nên cùng với việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính phải xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ, thống nhất và có hiệu lực pháp lý cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 79 - 82)