Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 76 - 79)

d/ Biện pháp ký quỹ:

2.2.4.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính:

Các chủ thể tham gia trong HĐCTTC luôn luôn mong muốn đạt lợi ích cho mình trên tinh thần hợp tác. Nhưng không phải lúc nào các bên tham gia trong quan hệ CTTC cũng thực hiện một cách đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng có thể do nhiều nguyên nhân mà không thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của bên kia trong quan hệ hợp đồng khi phát sinh những tranh chấp. Việc giải quyết các tranh chấp xảy ra tạo ra cơ sở để củng cố và tạo nên hành lang pháp lý vững chắc nhằm thúc đẩy hoạt động cho thuê phát triển.

Như đã phân tích ở chương 1, HĐCTTC có thể là hợp đồng kinh tế, có thể là hợp đồng dân sự, cho nên các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế thì giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế, nếu các tranh chấp đó phát sinh từ hợp đồng dân sự thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Các tranh chấp có thể phát sinh từ yếu tố chủ thể:

Tức là các chủ thể tham gia trong quan hệ không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chủ thể tham gia có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng phải đảm bảo năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, có khả năng tài chính để thực hiện các nghĩa vụ. Đây cũng đang là một vấn đề khó xác định khi tranh chấp xảy ra, mỗi cơ quan có một quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận chủ thể của một hợp đồng và cũng như trong việc xác định hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Nguyên nhân trên là do hiện nay chúng ta vẫn căn cứ trên Pháp lệnh HĐKT để xác định một hợp đồng là vô hiệu hay không, cũng như là xác định là vô hiệu từng phần hay là vô hiệu toàn bộ, trong khi những quy định của văn bản pháp luật này có nhiều cách hiểu chưa thống nhất và chưa rõ ràng.

Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán:

Sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên tham gia trong quan hệ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên thuê có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê theo hợp đồng đã ký kết. Hiện nay các tranh chấp này thường xảy ra do bên thuê cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như vụ tranh chấp giữa công ty CTTC Kexim

và công ty Chí Đạt. Tổng HĐCTTC trị giá là 2.082.008,40 USD, tiền thuê 13.169,39/tháng, thời hạn thuê là 36 tháng, tiền thuê thanh tóan từng tháng theo từng hợp đồng, nhưng công ty Chí Đạt mới chỉ thực hiện nghĩa vụ thanh toán là: 834.520.000đ ( tương đương 59.925,675 USD) sau đó không thực hiện một khoản thanh toán nào nữa [22]. Điều đó một phần làm nhụt ý chí kinh doanh của các nhà kinh doanh - bên cho thuê.

Các tranh chấp do vi phạm các nghĩa vụ khác của hợp đồng: như về tài sản bảo đảm, về việc thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm, thực hiện nghĩa vụ thuế...

Đối với các tranh chấp từ HĐCTTC biện pháp được áp dụng là thương lượng và giải quyết bằng con đường Tòa án. Các bên trước hết tự thỏa thuận và thanh tóan các khoản nợ. Nếu các bên không thoả thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.

Tóm lại, ký kết và thực hiện HĐCTTC là khâu quan trọng có tính chất quyết định và bao trùm trong hoạt động CTTC. Nghiên cứu những khía cạnh pháp lý về HĐCTTC là căn cứ để thúc đẩy việc ký kết và thực hiện HĐCTTC. Tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp và chưa có một hành lang pháp lý thống nhất nên cần phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, tạo một cơ chế thông thoáng, hạn chế những rủi ro xảy ra, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà đầu tư tham gia vào giao dịch CTTC.

CHƢƠNG 3

Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 76 - 79)