d/ Biện pháp ký quỹ:
2.2.4. Chấm dứt và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính:
chế này rất quan trọng trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay việc thanh lý tài sản cũ sau khi thuê là một điều thực sự khó khăn khi chưa thiết lập được thị trường mua máy móc, thiết bị cũ. Bên cung ứng có thể cam kết với bên cho thuê tài sản về việc bảo hành tài sản hay thoả thuận mua lại tài sản khi có công nghệ tiên tiến hơn. Bên cung ứng có thể cải tạo, sửa chữa, thay thế đáp ứng nhu cầu kỹ thuật mới sau một thời gian cho thuê trung và dài hạn thiết bị đó đã lỗi thời. Có thể nói, việc cam kết thoả thuận thêm điều khoản này trong hợp đồng mua tài sản và HĐCTTC để đảm bảo cơ sở pháp lý và khả năng thanh lý tài sản khi kết thúc HĐCTTC.
d/ Biện pháp ký quỹ:
Người cho thuê có thể yêu cầu người thuê ký quỹ tại ngân hàng do người cho thuê chỉ định một số tiền bảo đảm với tên người gửi là tên người cho thuê. Nếu hợp đồng bị phá vỡ do lỗi của người thuê thì người cho thuê có toàn quyền sử dụng khoản tiền này. Mở rộng đối tượng tham gia giao dịch HĐCTTC là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh cá thể và những biện pháp bảo đảm để thực hiện HĐCTTC vừa bảo đảm nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo nhu cầu trong hoạt động CTTC. Ngoài ra, các bên ký kết có thể thoả thuận các biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật. Nghĩa là khi một bên đòi hỏi và bên kia chấp nhận thì một trong các biện pháp này mới được áp dụng. Trong trường hợp cả hai bên đều thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên không cần thiết phải áp dụng, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng không phụ thuộc vào thành phần kinh tế của mỗi bên mà chủ yếu do yêu cầu và thoả thuận của các bên.
2.2.4. Chấm dứt và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài chính: tài chính: