Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng CTTC:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 31 - 40)

Xác định chủ thể trong quan hệ hợp đồng có vai trò quan trọng góp phần vào việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia, xác định loại hợp đồng, xác định nội dung của loại hợp đồng đó, và cũng đồng thời cũng là cơ sở để xác định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

Chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng CTTC là các bên tham gia trong quan hệ HĐCTTC, xác lập những quan hệ pháp lý nhất định trên cơ sở bình đẳng, tự do thoả thuận của các bên trong khuôn khổ pháp lý.

Trong quan hệ HĐCTTC nói chung thông thường có ba bên là bên thuê, bên cho thuê và bên cung ứng. Điều này được thể chế hoá trong NĐ 16/CP, điều 7, khoản 1.

* Chủ thể thứ nhất: bên cho thuê.

Bên cho thuê trong HĐCTTC là Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, bao gồm:

- Công ty CTTC nhà nước: là Công ty CTTC do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

- Công ty CTTC cổ phần: là Công ty CTTC được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty CTTC trực thuộc TCTD: là Công ty CTTC hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình làm

chủ sở hữu theo quy định của Ngân hàng nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty CTTC liên doanh: là Công ty CTTC được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều TCTD, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. - Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài: Là Công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Công ty CTTC chính là một loại hình TCTD phi Ngân hàng (hoạt động ngân hàng không phải là hoạt động thường xuyên và chủ yếu), là pháp nhân Việt Nam, Công ty CTTC phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng nhà nước trong hoạt động kinh doanh và hoạt động trong thời hạn tối đa không quá 50 năm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp nhận bằng văn bản và mỗi lần gia hạn không quá 50 năm, kèm theo đó phải có phương án kinh doanh khả thi, thành viên sáng lập phải có uy tín và khả năng tài chính.

Công ty CTTC để được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động thì phải thỏa mãn các điều kiện sau: ( điều 8 - NĐ 16/CP)

. Có nhu cầu hoạt động CTTC trên địa bàn xin hoạt động. . Có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật

. Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính. . Người quản trị điều hành có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty CTTC.

Có dự thảo điều lệ về tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật.

Ngoài những điều kiện nêu trên, đối với bên nước ngoài, trong các hình thức Công ty liên doanh hoặc Công ty 100% vốn nước ngoài phải được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước ngoài cho phép liên doanh, cho phép hoạt động CTTC tại Việt nam, đây là một cơ chế đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động CTTC tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm 31/12/2001 Ngân hàng nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 9 Công ty CTTC, trong đó có 1 Công ty CTTC có vốn nước ngoài đã sát nhập vào Công ty CTTC NHNT (Phụ lục 1).

Để đi vào hoạt động, Công ty CTTC phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 1 Nghị định 16/CP đó là:

. Điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y.

. Có đủ vốn pháp định, có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động CTTC và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

. Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả tại NHNN ( không được hưởng lãi) trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày.

. Đăng báo trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động Công ty CTTC phải khai trương hoạt động.

Những hoạt động của Công ty CTTC được phép đó là: (i) Huy động vốn, (ii) Cho thuê tài chính; (iii) Mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC (gọi tắt là mua và cho thuê lại). Theo hình thức này, Công ty CTTC mua lại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác thuộc quyền sở hữu của bên thuê và bên cho thuê thuê lại chính tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình; (iv) Tư vấn cho khách hàng về vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC; (v) Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản, bảo lãnh trách nhiệm liên quan

đến hoạt động CTTC; (vi) Các hoạt động khác khi được NHNN cho phép (điều 16 NĐ 16/CP).

Công ty CTTC có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

- Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp giấy phép có thông tin cố ý làm sai sự thật. - Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà Công ty không hoạt động.

- Tự nguyện hoặc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải giải thể.

- Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản. - Hoạt động sai mục đích.

- Không có đủ điều kiện theo khoản 1 và 2 điều 28 Luật các TCTD.

Sau khi bị thu hồi giấy phép các CTCTTC phải chấm dứt ngay các hoạt động ngân hàng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên cho thuê chỉ bao gồm Công ty CTTC được thành lập theo quy định của pháp luật mà thôi. Như vậy để phù hợp với tình hình nhu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế cần phải đưa thêm một số đối tác tham gia thành lập Công ty CTTC.

*Chủ thể thứ hai: bên thuê.

Trong hoạt động CTTC theo quy định tại điều 1 Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC tại Việt Nam ban hành kèm theo NĐ số 64/CP thì bên thuê trực tiếp sử dụng số tài sản thuê trong thời hạn thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp của mình. Như vậy, theo quy định này thì tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam có thể coi hoạt động CTTC là một phương thức vay vốn để mua máy móc thiết bị mở rộng sản xuất. Theo quy định này thì pháp luật không cho phép các chủ

thể là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể sản xuất kinh doanh tham gia giao kết HĐCTTC, tuy nhiên quy định này cho phép doanh nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản thuê với mục đích kinh doanh. Như vậy, chỉ thừa nhận hình thức là cho thuê trực tiếp và nhằm mục đích kinh doanh mà thôi. Quy định này trái với nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, bởi vì, nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, không phân biệt về quy mô, hình thức, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.

Mặt khác, nhu cầu và phạm vi hoạt động của các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc chủ thể kinh doanh là cá nhân. Đó là các chủ thể đang cần các trang thiết bị, các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của mình, trong khi việc vay vốn Ngân hàng là rất hạn chế và khả năng để đảm bảo cho việc đầu tư vào tài sản lưu động để phát triển sản xuất tự bản thân họ không thể đảm đương được.

Để đáp ứng được nhu cầu đó, Luật các TCTD và NĐ số 16/CP đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, mở rộng đối tượng tham gia HĐCTTC. Tại khoản 1 điều 61 Luật TCTD đã quy định sự tham gia của các cá nhân trong hoạt động cho thuê tài chính: "Hoạt động CTTC đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua Công ty CTTC" và trong điều 17 khoản 2 NĐ16/CP đã khẳng định sự tham gia của cá nhân trong hoạt động CTTC, cụ thể là: "bên thuê là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình". Điều này có nghĩa không phải chỉ có các doanh nghiệp mới có quyền tham gia vào quan hệ HĐCTTC với tư cách là bên thuê mà các cá nhân, các mô hình tổ chức kinh doanh khác cũng có thể tham gia vào quan hệ này nếu họ có nhu cầu thuê máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình. Và hoạt động CTTC ở đây cũng không phải giới hạn trong phạm vi là hoạt động kinh doanh. Nhưng một vấn đề đặt ra là đối với các chủ thể là cá nhân này khi thừa nhận là chủ thể của HĐCTTC thì cũng gặp không ít khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng tài sản thuê và

biệt là trong giai đoạn đầu mới triển khai thực hiện, tạo cơ sở niềm tin cho khách hàng khi tham gia vào hoạt động này tránh những tổn thất không đáng có xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động CTTC nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Có thể nói, Nghị định số 16/CP đã tiến một bước khá dài đối với cơ chế kiểm tra giám sát này, đó là:

Thứ nhất, Công ty CTTC không được cho thuê đối với các đối tượng sau đây (quy định tại điều 29- NĐ16/CP):

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) + Người thẩm định xét duyệt cho thuê.

+ Bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên HĐQT, BKS, TGĐ (GĐ) Phó TGĐ (PGĐ).

Thứ hai, điều 30 NĐ/16/CP quy định Công ty CTTC không được cho thuê với các điều kiện ưu đãi (Tổng giá trị tài sản cho thuê không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty CTTC) cho những đối tượng sau:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Công ty CTTC, kế toán trưởng, thanh tra viên để tránh những trường hợp lạm dụng để đảm bảo an toàn cho tài sản thuê.

+ Các cổ đông lớn của Công ty CTTC

+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điều 29 Nghị định số 16/CP đã đề cập ở trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Doanh nghiệp đó.

Thứ 3: Tại điều 31 Nghị định 16/CP quy định:

+ Tổng mức CTTC đối với 1 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của Công ty CTTC trừ trường hợp khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các Công ty CTTC được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội mà khả năng hợp vốn của các Công ty CTTC chưa đáp ứng được yêu cầu của

khách hàng thuê, Thủ tướng Chính Phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều kiện để bên thuê được thuê máy móc thiết bị và các loại động sản khác dùng cho sản xuất kinh doanh dưới dạng HĐCTTC, đó là:

- Đối với pháp nhân:

+ Phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. + Có tình trạng tài chính lành mạnh.

+ Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý sản xuất.

+ Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi tổ chức tín dụng yêu cầu, tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh ...)

- Đối với thể nhân, hộ sản xuất: ngoài một số điều kiện được quy định đối với doanh nghiệp , thể nhân, hộ sản xuất phải có hộ khẩu cùng địa bàn với TCTD. Quy định này tạo điều kiện cho các TCTD có thể dễ dàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng tài sản thuê của bên thuê trong suốt quá trình thuê. Những quy định này được thể chế hoá trong điều 9 Quy chế 149, nhưng trong Nghị định 64/CP và NĐ16/CP, cũng như Luật các TCTD lại không quy định điều này. Đây là một điểm thiếu cần bổ trong các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê trong quan hệ HĐCTTC.

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, NĐ16/CP mở ra một hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho hoạt động CTTC phát triển, mở rộng mối quan hệ với khách hàng không chỉ trong nước, mà còn với khách hàng nước ngoài, không chỉ loại hình CTTC trong nước mà còn thừa nhận hình thức CTTC 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Như vậy, không những mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo điều kiện để bên Việt Nam nâng cao được tay nghề, cung cấp được những trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu của đất nước và nhu cầu của thế giới trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, tham gia và mở rộng đối

tác kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như có những cơ chế pháp lý ràng buộc để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện HĐCTTC.

* Chủ thể thứ ba: Bên cung ứng (Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thiết bị).

Trong hợp đồng cho thuê tài sản thông thường hay trong hợp đồng tín dụng thường chỉ có hai bên tham gia trong hợp đồng, đó là bên thuê và bên cho thuê hoặc bên vay và bên cho vay. Điểm khác biệt trong HĐCTTC đó là số lượng các chủ thể tham gia trong quan hệ HĐCTTC. Ngoài hai chủ thể cơ bản của hợp đồng cho thuê còn xuất hiện bên thứ ba trong quan hệ, đó là nhà sản xuất hay nhà cung cấp thiết bị. Thực chất, chủ thể tham gia giao kết HĐCTTC chỉ gồm 2 bên: bên thuê và bên cho thuê. Bên thứ 3 trong quan hệ HĐCTTC chỉ xuất hiện khi hai bên: Bên thuê và bên cho thuê thoả thuận xong về các điều khoản và khi đó bên thứ 3 xuất hiện sẽ có trách nhiệm cun g cấp đầy đủ các yêu cầu về máy móc thiết bị theo bên thuê.

Như vậy, nhà cung cấp thiết bị không phải là người tham gia giao kết HĐCTTC mà chỉ có trách nhiệm cung cấp đúng các yêu cầu về máy móc thiết bị của bên thuê. Trong mối quan hệ này, bên cho thuê trong HĐCTTC sẽ ký hợp đồng mua bán với nhà sản xuất và trả tiền cho bên bán, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê. Trong trường hợp nếu có hư hỏng đối với máy móc thiết bị thì bên thuê sẽ đề nghị nhà sản xuất (nhà cung cấp thiết bị) sửa chữa, thay thế và trả tiền. Như vậy, trong quan hệ này có hai hợp đồng: đó là hợp đồng mua bán tài sản giữa nhà cung cấp với bên cho thuê và HĐCTTC giữa bên cho thuê với bên thuê, việc thực hiện hai hợp đồng này tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa các bên tham gia trong quan hệ.

Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng CTTC theo sơ đồ sau:

Có thể nói rằng: HĐCTTC là một loại "Hợp đồng đặc biệt", vì khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thường xuất hiện 3 chủ thể. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tham gia vào các quan hệ HĐCTTC có thể chỉ gồm 2 bên theo quy định tại khoản 3 điều 16 NĐ16/CP. Đây là điểm bổ sung mới trong NĐ16/CP. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)