Vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 40)

1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

1.2.4. Vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đảng với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế nước ta trong chặng đường đầu tiên của chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm mở rộng hợp tá kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng của đất nước. Pháp luật ĐTNN là một vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là việc công nhận và thừa nhận các hình thức ĐTNN.

Trên thế giới, ĐTNN không phải là vấn đề mới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển. Ở nước ta, ĐTNN đến nay vẫn được coi là mới, cả về hình thức và nội dung.

Về đầu tư, trước đây chúng ta phân chia thành hai loại đầu tư: đầu tư trong nước và ĐTNN. Đầu tư trong nước được điều chỉnh bằng Luật khuyến khích và đầu tư trong nước. ĐTNN được điều chỉnh bằng Luật ĐTNN tại Việt nam. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014, văn bản Luật này áp dụng chung cho các hoạt động đầu tư trong và

ngoài nước. Luật Đầu tư là một trong hai đạo luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như ĐTNN và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật ĐTNN. Pháp luật về ĐTNN đã điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ĐTNN. Pháp luật ĐTNN có vai trò rất to lớn như sau:

Thứ nhất, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động ĐTNN ở Việt Nam.

Thứ hai, thu hút nguồn vốn ĐTNN nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu.

Thứ ba, khai thác có hiệu quả tài nguyên của đất nước, tạo thêm công ăn việc làm, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Thứ tư, nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc của nước ta trong phân công lao động quốc tế, tạo được thế mạnh trên thị trường quốc tế.

Thứ năm, bảo vệ lợi ích của các nhà ĐTNN và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đi đôi với việc khuyến khích, ưu đãi đối với ĐTNN, cần phải chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước. Đây là nguyên tắc phát triển kinh tế của mọi quốc gia và chỉ khác nhau về mức độ và nội dung bảo hộ. Chính bản thân sự xuất hiện của pháp luật ĐTNN đã nói lên tư tưởng bảo hộ sản xuất trong nước. Việc đề ra pháp luật ĐTNN là nhằm quy định một hành lang pháp lý riêng cho hoạt động ĐTNN, để tách một số hoạt động, cũng như một số ưu đãi đối với các nhà ĐTNN khỏi "sân chơi" của các doanh nghiệp Việt Nam, dành một số lợi thế so sánh cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ sáu, góp phần nâng cao hiệu quả ĐTNN tại Việt Nam. Luật đầu tư ra đời nhằm cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, tạo sự thống

nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Luật đầu tư đã cải thiện môi trường đầu tư bằng việc đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ bẩy, góp phần thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài.

1.2.5. Mối quan hệ của pháp luật ĐTNN với các luật khác

Pháp luật là một hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội; pháp luật ĐTNN điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong mối quan hệ với các ngành luật khác, pháp luật ĐTNN là nơi giao thoa, tương tác của nhiều ngành luật, có nghĩa là việc điều chỉnh các quan hệ ĐTNN có sự tham gia của nhiều ngành luật, trong đó Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh tế, Luật Tư pháp quốc tế, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Phần lớn các quan hệ ĐTNN thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của các ngành luật đó. Pháp luật ĐTNN sử dụng các phương pháp điều chỉnh của các ngành luật đó để điều chỉnh các quan hệ ĐTNN. Đây là vấn đề mà nhà làm luật cần lưu ý khi xây dựng, hoàn thiện các đạo luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung một đạo luật mới cần nhận thức rằng, trong đạo luật đó có một bộ phận điều chỉnh các quan hệ ĐTNN.

Luật Đầu tư năm 2005 quy định hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; các biện pháp khuyến khích và bảo

đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác về hoạt động đầu tư trong một số lĩnh vực cụ thể, thì áp dụng quy định của luật đó. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định về cùng một vấn đề tại Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh nêu trên bao quát toàn bộ hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh (gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp), hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài. Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, Luật Đầu tư đã đảm bảo thực hiện chức năng như một luật khung điều chỉnh toàn bộ các hoạt động đầu tư kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, ngay sau khi Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, một số đạo luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được ban hành và/hoặc sửa đổi (như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu....). Sự tồn tại của Luật Đầu tư cùng với các luật nêu trên trong khi chưa có quy định phân định rõ mối quan hệ cũng như nguyên tắc áp dụng giữa các luật đã làm cho hệ thống pháp luật về đầu tư có một số nội dung chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, minh bạch và khả thi; cụ thể là:

- Do được ban hành tại các thời điểm khác nhau nên Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán chưa có quy định cụ thể nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư và hoạt động đầu tư gián tiếp dưới hình thức mua bán cổ phần trong công ty cổ phần đại chúng theo Luật Chứng

khoán. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xác định lĩnh vực, điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.

- Do Luật Đầu tư không quy định rõ khái niệm “hoạt động đầu tư đặc thù” được áp dụng theo “pháp luật chuyên ngành” nên các cơ quan quản lý địa phương gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với một số hoạt động đầu tư cụ thể được quy định tại các luật khác. Thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý ở địa phương không rõ phải áp dụng thẩm quyền, thủ tục thực hiện dự án phát triển khu đô thị, thủ tục chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản... theo pháp luật đầu tư hay theo các quy định chuyên ngành về kinh doanh bất động sản và đô thị.

- Cũng do sự thiếu rõ ràng nêu trên, trong thời gian trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành, hai Luật này còn tồn tại sự khác nhau đáng kể trong các quy định về lĩnh vực, đối tượng, phạm vi ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.

- Luật Đầu tư có một Chương riêng (Chương VII) quy định về đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Tuy nhiên, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sử dụng vốn nhà nước nhằm mục đích kinh doanh cũng đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và một số Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Thực tế nêu trên cho thấy Luật Đầu tư cần được sửa đổi để xác định rõ mối quan hệ và nguyên tắc áp dụng giữa Luật này và các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

Để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định cụ thể mối quan hệ và nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các luật liên quan theo hướng phân định rõ hoạt động đầu

tư được điều chỉnh theo Luật này và hoạt động đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Cụ thể, Luật này điều chỉnh thống nhất các hoạt động đầu tư, trừ hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán. Mặt khác, Luật cũng quy định rõ hoạt động đầu tư đặc thù được điều chỉnh theo quy định của các luật khác (gồm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm).

- Xác định rõ mối quan hệ giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập, hoạt động và tổ chức quản lý doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu; trong khi Luật Đầu tư quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của tất cả các doanh nghiệp, nhưng áp dụng một số điều kiện, thủ tục riêng đối với việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù cho đối tượng này cũng như các điều kiện, thủ tục khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phân định cụ thể quan hệ và nguyên tắc áp dụng giữa Luật Đầu tư với các luật về thuế theo hướng Luật Đầu tư quy định lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư; mức ưu đãi cụ thể sẽ được quy định trong pháp luật thuế và pháp luật có liên quan.

- Trong quan hệ với Luật Quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước để kinh doanh (đang trong quá trình soạn thảo), để tránh trùng lặp không cần thiết, Luật dự kiến bỏ Chương quy định về đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Tuy nhiên, Luật Đầu tư sẽ quy định thủ tục thực hiện dự án đầu tư (kể cả dự án đầu tư ra nước ngoài sử dụng nguồn vốn nhà nước) sau khi chủ trương thực hiện dự án đã được quyết định theo pháp luật về quản lý, sử dụng vốn đầu tư của nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.

- Trong quan hệ với Luật Xây dựng, Luật này sẽ điều chỉnh toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư, kể cả dự án đầu tư có công trình xây dựng, nhưng xác định rõ việc lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Trong quan hệ với Luật Đất đai, các quy định của Luật Đầu tư liên quan đến điều kiện sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, thời hạn thực hiện dự án đầu tư... được thiết kế phù hợp với quy định tương ứng của Luật Đất đai.

- Trong quan hệ với một số luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong một số lĩnh vực khác (như kinh doanh bất động sản, đô thị, khoáng sản, giáo dục, đào tạo, y tế...), Luật Đầu tư điều chỉnh thống nhất hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực này, trừ một số điều kiện, thủ tục đặc thù theo quy định của luật chuyên ngành.

Pháp luật ĐTNN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh là nhóm các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTNN tại Việt Nam. Vai trò của pháp luật ĐTNN trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, phát triển hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN, chuyển hóa các quy phạm điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia, tạo môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia và các dân tộc trên thế giới... là không thể phủ nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực và trên thế giới, pháp luật ĐTNN đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện và thực sự trở thành "vũ khí sắc bén" của Nhà nước ta trong việc thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam.

Chƣơng 2

THỰC THI PHÁP LUẬT ĐTNN – BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐTNN TẠI VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐIỂN HÌNH

2.1. Quá trình phát triển của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

Hiện nay, việc thu hút ĐTNN đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế mỗi quốc gia trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, trong đó có Việt Nam. Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực ĐTNN trước hết thể hiện ở luật pháp. Đối với mọi quốc gia, Luật ĐTNN là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là cái mà tất cả nhà đầu tư quan tâm. Nhà nước với vai trò thiết kế và quản lý mọi mặt đời sống xã hội đã sử dụng pháp luật – một công cụ rất hữu hiệu để thống nhất và định hướng hoạt động ĐTNN. Hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường đầu tư có sức hút mạnh mẽ là mối quan tâm của mọi quốc gia. Thực hiện pháp luật là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, là quá trình hiện thực hoá pháp luật, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của pháp luật trong thực tế, là thực tiễn kiểm nghiệm chất lượng xây dựng pháp luật. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện pháp luật. Để thu hút ĐTNN vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)