Tình hình thực hiện pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 66)

Sau hơn 25 năm thực hiện Luật ĐTNN kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.

Nhìn chung, pháp luật về ĐTNN đã phát huy tốt vai trò trong việc thu hút ĐTNN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Tính chung từ năm 1988 đến nay, cơ cấu vốn đầu tư thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH. Nếu trong những năm đầu, ngoài dầu khí, vốn ĐTNN tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê . . . thì những năm 1996 đến nay, nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động [46].

Thực hiện pháp luật ĐTNN cũng tác động đến những cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp (qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua nguyên vật liệu và các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ khác...).

- Thông qua việc hợp tác ĐTNN, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam mà biểu hiện cụ thể nhất trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, rôbốt; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử; công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện... Bên cạnh đó, nhiều mô hình quản lý tiên tiến và các phương thức kinh doanh hiện đại trên thế giới đã được áp dụng trong các doanh nghiệp, ở một số lĩnh vực. Đó là những yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhìn chung, pháp luật ĐTNN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới, hiện đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong một số ngành kinh tế mũi nhọn.

- Các biện pháp khuyến khích ĐTNN về thuế đặc biệt là theo địa bàn, ngành và lĩnh vực đã bước đầu phát huy tốt hiệu quả định hướng đầu tư. Ở nhiều địa phương, đa số các dự án được đầu tư vào địa bàn, lĩnh vực được khuyến khích.

Điển hình là Thái Nguyên, trong số gần 700 dự án đầu tư, tỉnh đã thu hút trên 50 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là trên 7 tỷ USD, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, đã thu hút được 8 dự án FDI. Nổi bật trong các dự án có nguồn vốn FDI lớn đó là: Dự án Nhà máy điện tử Samsung - Thái Nguyên của Tập đoàn Samsung Electronic Hàn Quốc và Dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo do Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo liên doanh với Tập đoàn Công nghệ cao hàng đầu thế giới H.C Starck (Đức) thực hiện, đã góp phần tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu, nguồn thu ngân sách Nhà nước... Và hầu hết các nhà đầu tư khó tính khi đế n với Thái Nguyên đều cảm thấy hài lòng và tiếp tu ̣c mở rô ̣ng đầu tư. [46]

Các chính sách ưu đãi hướng về xuất khẩu nhìn chung đã phát huy tác dụng tốt, góp phần quan trọng trong việc nâng tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 01/2015 đạt 27,17 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng trước và tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 13,4 tỷ USD, tăng 4,1% và tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 13,77 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9%. Cán cân thương mại hàng hoá của cả nước trong tháng 1/2015 nhập siêu 361 triệu USD.[46]

- Qua hợp tác đầu tư, một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Hơn nữa, qua hợp tác đầu tư với nước ngoài, người lao động Việt Nam đã được đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Thông qua việc thu hút ĐTNN cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, góp phần làm tăng sức mua cho thị trường.

- Phát triển kinh tế phải gắn liền với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và chỉ có như vậy thì chúng ta mới tránh được sự trả giá lâu dài. Vì vậy, thời gian qua, nhìn chung các quy định của pháp luật về đảm bảo môi trường trong ĐTNN đã được các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN quan tâm thực hiện. So với trước đây, sự mời gọi các nhà đầu tư phần nào đã thay đổi, ít ra là có kèm theo sự lựa chọn ngày càng kỹ lưỡng hơn các dự án đầu tư.

ĐTNN đã tác động tích cực tới kết quả môi trường của bạn hàng cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường. Thông qua các đối tác liên doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải thiện kết quả môi trường. ĐTNN tạo điều kiện làm cho nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên… được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.

- Về thủ tục đầu tư: đã và đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng chuyển dần sang cơ chế một cửa, mở rộng phân cấp, uỷ quyền cấp phép đầu tư. Hiện nay, không riêng ngành kế hoạch và Đầu tư mà tất cả các Bộ, ngành khác đang tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện “Đề án 30” về đơn giản hóa thủ tục hành chính với hai nội dung chính: Rà soát các thủ tục hành chính và đề xuất cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà. Mới đây, Chính phủ đã công bố kết quả bước đầu của Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước với việc rà soát và công bố toàn bộ thủ tục hành chính của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng 24 bộ, ngành trên mạng Internet. Kết thúc giai đoạn 1, việc thống kê và công khai thủ tục hành chính đã loại bỏ được trên 1.000 thủ tục hành chính trùng lắp và chồng chéo. Kết quả này đã phần nào cho thấy nỗ lực của Chính phủ nhằm san sẻ gánh nặng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI về địa phương đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhiều địa phương đã xây dựng các quy trình thủ tục

cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo cơ chế liên thông một cửa, công khai, minh bạch. Nhiều địa phương đã ban hành Quy chế phối hợp liên nghành trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nên đã đã giảm thiểu quá trình “tiền kiểm’ trong triển khai hoạt động đầu tư.

- Về chính sách phân cấp: thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc quản lý hoạt động ĐTNN đã được phân cấp rộng rãi cho các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (gồm cả khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế). Những kết quả đạt được về phân cấp những năm qua đối với ĐTNN đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, thúc đẩy hoạt động ĐTNN của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nhà ĐTNN và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sau một thời gian thực hiện, công tác quản lý hoạt động đầu tư ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương đã được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ hơn kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Nhìn chung, Uỷ ban Nhân dân các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư. Trong chỉ đạo và điều hành đã kịp thời ban hành các chính sách thích hợp theo quy định chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phần lớn các cơ quan quản lý, cấp phép ở các địa phương đã theo dõi, nắm sát tình hình hoạt động của các dự án trên địa bàn và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc hoạch định

chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. So với các năm đầu tiên thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam, các cơ quan quản lý, cấp phép địa phương đến nay đã có những bước tiến đáng kể trong hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của mình. Công tác quản lý đầu tư đã dần đi vào nề nếp, theo các quy định hợp lý. Nhờ đó, nhiều vướng mắc của doanh nghiệp đã được phát hiện và xử lý kịp thời, môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện từng bước. Đồng thời, các cơ quan quản lý địa phương đã có biện pháp để nắm chắc hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn (triển khai dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính, tình hình chấp hành các quy định của giấy phép đầu tư, luật pháp, chính sách).

- Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư đã đổi mới cả về phương thức lẫn nâng cao chất lượng thông qua nhiều hoạt động. Thường xuyên bổ sung, cập nhật tài liệu hướng dẫn đầu tư kịp thời phục vụ các nhà đầu tư. Xuất bản các tài liệu cập nhật về quy định cuả pháp luật, đĩa CD, sách giới thiệu về tiềm năng, bản đồ, profile, website, danh mục các dự án gọi vốn ĐTNN,… liên quan tới hoạt động FDI; tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, kết hợp với các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước; chú trọng hướng thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút các dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu.

Tại nhiều tỉnh, thành phố, các cơ quan quản lý của địa phương (Kế hoạch và đầu tư, quản lý Khu công nghiệp, Thương mại, Hải quan, Thuế, Xây dựng, Thống kê,...) đã nắm bắt dự án sát hơn ngay từ khi hình thành dự án và nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh sau cấp giấy phép đầu tư để thúc đẩy triển khai dự án đúng tiến độ.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của cán bộ địa phương được nâng lên đáng kể.

Chính vì vậy, các nhà ĐTNN đánh giá Việt Nam là nước có môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trong khu vực. Theo tính toán, ĐTNN vào Việt Nam hiện đạt lợi nhuận cao hơn so với các nước trong khu vực. Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. FDI cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Kết quả cụ thể là:

Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI ngày càng lớn: hầu như từ con số không vào năm 1986, đã tăng lên tới 3,2 tỷ USD năm 1997, sau đó do bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã giảm xuống trong các năm 1998 - 2000 (có năm chỉ thu hút được 1,58 tỷ USD như năm 1999). Năm 2005, FDI vàoViệt Nam đã được phục hồi và có xu hướng tăng trở lại, từ 2,6 tỷ USD năm 2001 đã tăng lên 5,8 tỷ USD năm 2005[46].

Năm 2013, ĐTNN hiện đang là khu vực phát triển mạnh nhất trong các khu vực kinh tế với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn nền kinh tế.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc qua các năm Đơn vị tính: % Tốc độ phát triển GDP theo giá so sánh năm 2010 2005 2010 2011 2012 2013 Tổng số 7,55 6,42 6,24 5,25 5,42 Kinh tế nhà nước 7,37 4,64 4,46 5,68 4,84 Kinh tế ngoài nhà nước 6,30 7,08 7,44 4,91 5,35 Khu vực FDI 13,22 8,07 6,30 5,38 6,70

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khu vực FDI phát triển nhanh dẫn tới tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP không ngừng tăng lên. Cụ thể từ 13,76% năm 2001 tăng lên tới 19,55% năm 2013.

Tính đến năm 2013, sau hơn 20 năm hoạt động, các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam, ĐTNN đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp.

Bảng 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2013

Đơn vị tính: % Năm Kinh tế nhà nƣớc Kinh tế ngoài nhà nƣớc Khu vực FDI 2001 38,40 47,84 13,76 2002 38,38 47,86 13,76 2003 39,08 46,45 14,47 2004 39,10 45,76 15,13 2005 37,62 47,22 15,16

2006 37,39 45,63 16,98 2007 35,93 46,12 17,96 2008 35,54 46,04 18,43 2009 34,72 47,97 17,32 2010 33,46 48,85 17,69 2011 32,68 49,27 18,05 2012 32,57 49,35 18,09 2013 32,20 48,25 19,55 Nguồn: Tổng cục Thống kê

FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn FDI tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp. Đến nay, khu vực FDI đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đồng thời góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)