2.1. Quá trình phát triển của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam
2.1.2. Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch đầu tư, trong những năm 1980, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm 1981 - 1985 là 6,4% và 1986 - 1990 là 3,9%.
Thực hiện Nghị quyết số 19 của Bộ Chính trị ngày 17/7/1984 và Nghị quyết Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá V), Quốc hội khoá 8 ngày 31/12/1987 đã thông qua Luật ĐTNN tại Việt Nam (Sau đây gọi
là Luật ĐTNN năm 1987). Luật ĐTNN năm 1987 được soạn thảo dựa trên nội dung cơ bản của Điều lệ đầu tư năm 1977, xuất phát từ thực tiễn Việt nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Với một nội dung tương đối hấp dẫn, cấu trúc đơn giản, đầy đủ và nhìn chung phù hợp với tập quán luật pháp Quốc tế, Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà ĐTNN.
Luật ĐTNN năm 1987 gồm 6 chương với 42 Điều với kết cấu như sau: Những quy định chung, Hình thức đầu tư; Biện pháp bảo đảm đầu tư, Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ĐTNN, Cơ quan nhà nước quản lý ĐTNN, Điều khoản cuối cùng. Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 139/HĐBT ngày 5/9/1988 (sau đây gọi là Nghị định 139) gồm 11 chương, 113 điều quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Luật ĐTNN năm 1987 đã quy định rõ hơn về: Lĩnh vực đầu tư; Đối tác tham gia hợp tác ĐTNN; Các hình thức đầu tư; Những biện pháp bảo đảm đầu tư; Quy định về thuế, tài chính; Chuyển lỗ; Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Luật ĐTNN năm 1987 quy định mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ 5% đến 10% số tiền chuyển ra nước ngoài; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật ĐTNN năm 1987 không quy định chi tiết vấn đề thuế xuất nhập khẩu trong luật, nhưng đã quy định nguyên tắc là áp dụng theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu và giao cho cho Cơ quan nhà nước quản lý ĐTNN quyết định việc miễn giảm thuế xuất nhập khẩu (Điều 35); Quy định về vốn: Lần đầu tiên Luật ĐTNN năm 1987 đưa ra khái niệm “Vốn pháp định”, quy định này chưa đầy đủ, ở chỗ nó chỉ quy định vốn pháp định đối với xí nghiệp liên doanh, mà không đề cập đến vốn pháp định của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; Quy định về các hình thức góp vốn pháp định (Điều 7); Quy định về tổ chức quản và điều hành doanh nghiệp; Thời hạn đầu (từ 10 đến 15 năm, trong trường hợp đặc biệt có thể dài hơn); Thủ tục cấp phép đầu tư (quy trình
quan cấp phép đầu tư phải trả lời nhà đầu tư việc việc cấp Giấy phép đầu tư) (Điều 38 - Luật 87). Ngoài ra còn quy định rất kỹ đến nội dung hồ sơ của từng loại hình thức đầu tư, về đơn, điều lệ, hợp đồng, luận chứng kinh tế kỹ thuật... và những tài liệu liên quan khác (Điều 37).
Tuy nhiên, nhiều quy định của Luật ĐTNN năm 1987 không tránh khỏi những hạn chế, như:
- Chỉ tập trung hướng dẫn xí nghiệp có vốn ĐTNN và coi nhẹ hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Giới hạn tư nhân phải chung vốn với tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân để thành Bên Việt Nam;
- Chỉ cho xí nghiệp liên doanh được miễn giảm thuế lợi tức và chuyển lỗ 5 năm, mà không cho áp dụng với các hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.