Luật Đầu tư năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 59 - 62)

2.1. Quá trình phát triển của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam

2.1.5. Luật Đầu tư năm 2014

Sau 9 năm thực hiện Luật Đầu tư năm 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung. Luật Đầu tư mới bổ sung và sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Luật Đầu tư năm 2014 với 7 chương, 76 điều quy định về hoạt động của nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như quy định về việc đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật Đầu tư năm 2014 đã thể hiện nhiều điểm mới và khác biệt so với quy định của Luật Đầu tư năm 2005:

Thứ nhất là quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho dự án đầu tư có vốn nước ngoài. So với Luật cũ thì Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch giữa nội dung đăng ký dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng nhận đăng

ký đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp sẽ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp điều chỉnh.

Thứ hai là sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”.

Thứ ba là thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà ĐTNN. Theo Luật Đầu tư 2005 tất cả các dự án có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ của nhà ĐTNN (dù nhà ĐTNN chỉ chiếm 1% vốn điều lệ) của doanh nghiệp vẫn phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đến với Luật Đầu tư 2014 thì quy định đối với các dự án nhà ĐTNN hoặc doanh nghiệp có vốn ĐTNN góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà ĐTNN. Quy định này đã hỗ trợ đáng kể và nới rộng phạm vi đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư là quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật đầu tư năm 2014 đã liệt kê cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Luật Đầu tư 2014 đã dành riêng phụ lục 04 để liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây là qui định giúp nhà đầu tư tìm hiểu luôn được các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Mặt khác, theo quy định mới sẽ góp phần đưa ra quy định rõ ràng về lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Việt Nam để thuận lợi trong quá trình áp dụng và thi hành luật trên thực tế, tạo sức hút đối với nhà ĐTNN khi muốn đầu tư vào Việt Nam.

Thứ năm là phân định rõ ràng giữa nhà ĐTNN và tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN. Luật đầu tư năm 2014 đã giải quyết triệt để vấn đề này khi có sự phân định rõ ràng giữa nhà ĐTNN và tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN. Theo đó, “nhà ĐTNN là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014). Tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN là tổ chức kinh tế có nhà ĐTNN là thành viên hoặc cổ đông. Do đó,

Luật đầu tư năm 2014 cũng đã phân ra rõ chế độ áp dụng riêng đối với nhà ĐTNN và tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN.

Cuối cùng là Luật đầu tư năm 2014 quy định rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật Đầu tư 2005 là 15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Đây cũng là quy định góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN, góp phần đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực ĐTNN tại Việt Nam.

Sau khi có Luật Đầu tư 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN ngày 30/6/2015 hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư trong thời gian chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật đầu tư được ban hành.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sửa đổi, bổ sung một loạt các bộ luật khác để tạo điều kiện cho ĐTNN, như Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật về các tổ chức tín dụng, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật thuỷ sản, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,…. Cùng với việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho ĐTNN, Việt Nam cũng đã có các biện pháp khuyến khích ĐTNN, cụ thể là:

+ Từng bước giảm và điều chỉnh giá, phí thống nhất đối với ĐTNN xuống mức có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới.

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: Chính phủ và các ngành, các cấp đã tiếp tục duy trì đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải trong thực tế.

+ Các khung pháp lý song phương và đa phương về ĐTNN cũng ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)