Một số giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả pháp luật ĐTNN nhằm thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 114)

thúc đẩy ĐTNN tại Việt Nam

Để có thể thu hút ở mức cao nhất nguồn vốn ĐTNN và giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1 Nhóm các giải pháp về hoàn thiện pháp luật ĐTNN

Hiệu quả thực hiện pháp luật ĐTNN phụ thuộc cơ bản vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Với một hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ,

không phù hợp, không minh bạch thì dù có cố gắng đến đâu pháp luật cũng khó đi vào đời sống thực tế. Một hệ thống pháp luật không hoàn thiện sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội, tạo điều kiện cho các hiện tượng vi phạm pháp luật, lách luật ngày càng gia tăng. Vì vậy, trong các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật nhằm thu hút ĐTNN thì hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ĐTNN là vô cùng quan trọng. Để có được hệ thống các quy phạm pháp luật ĐTNN hoàn thiện, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau đây:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường và các Điều ước quốc tế.

Từ cơ chế quan liêu bao cấp, Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộ. Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, các hỗ trợ, ưu đãi với các nhà ĐTNN cần được nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm thúc đẩy tính tích cực ĐTNN. Qua nghiên cứu trên cho thấy, chính sách thu hút FDI của Việt Nam chưa tạo ra một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, chưa theo các thông lệ quốc tế nên chưa khai thác hết tiềm năng, thậm chí còn là rào cản trong việc thu hút FDI. Trong thời gian tới cần phải có sự ưu tiên đi trước một bước trong việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để ngay sau khi thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động, những quy định về bảo vệ quyền tự do kinh doanh, pháp luật về hỗ trợ kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau khi không còn được duy trì trợ cấp xuất khẩu và bảo hộ vi phạm nguyên tắc của WTO... Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ĐTNN phải đáp ứng được thể chế hoá

chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế phải được hoạt động trên một khuôn khổ pháp lý chung, bình đẳng. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của kinh tế-xã hội và phù hợp với cam kết lộ trình của các Điều ước quốc tế.

Chính phủ cần có biện pháp khắc phục tình trạng một số Bộ ký Hiệp định đầu tư với một số nước về lĩnh vực Bộ đó quản lý nhưng không công bố, làm giảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật về ĐTNN của Việt Nam.

Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa trở thành hoạt động chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN mà chủ yếu là do các nhà ĐTNN tự tìm đến. Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, chính sách đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.... Trước những bức xúc đó đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ tất cả các lĩnh vực trong hệ thống cơ chế chính sách về ĐTNN phải công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, dự đoán trước được nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước. Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất, đồng bộ. Hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hoá các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh.

Cần coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật và các Nghị định, Thông tư, Quyết định của các cấp. Luật và các văn bản dưới Luật phải được điều chỉnh, phân định rõ thẩm quyền của các cấp từ trung ương đến địa phương, phân công trách nhiệm của các bộ, ngành hữu quan về ĐTNN nhằm thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt

Nam đã cam kết, đồng thời đảm bảo duy trì sự ổn định của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn hoạt động quản lý nhà nước về ĐTNN. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về ĐTNN không chỉ nhằm thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế mà còn là một trong những giải pháp thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Rà soát các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và có cơ chế thực hiện đầy đủ theo tiến độ gia nhập WTO. Đồng thời giải đáp các vấn đề mà doanh nghiệp và các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư về thực hiện điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp, các Hiệp định về ĐTNN song phương và đa phương của Việt Nam với các nước.

- Hoàn thiện các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều chỉnh việc xây dựng quy hoạch, điều chỉnh danh mục ưu đãi đầu tư.

Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nguyên tắc công khai, minh bạch hoá chính sách đòi hỏi cấp thiết đang đặt ra đối với các văn bản pháp luật là phải dự đoán trước được. Tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, đặc biệt là nhưng hiện nay các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đang thiếu rõ ràng và khó đoán trước được do chưa ban hành được danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ổn định trong thời gian dài và thường thiếu các điều kiện kinh doanh cụ thể. Cần có quy trình cụ thể, khoa học, thu hút ý kiến của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp là những đối tượng phải thi hành văn bản pháp luật và ý kiến của các chuyên gia vào việc xây dựng và nhanh chóng ban hành văn bản này.

Trong một thế giới càng ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại biệt lập về kinh tế. Các nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế, ngày càng trở nên năng động và luôn so sánh môi trường đầu tư và

kinh doanh giữa các khu vực và các nước. Điều cực kỳ quan trọng đối với các nước đang phát triển là trước hết phải nhìn vượt ra khỏi những quy định khắt khe về hoạt động FDI, tính toán một chiến lược kinh tế có tính đến điểm mạnh và yếu về tính cạnh tranh của mình. Các ưu đãi đầu tư mà được thiết kế và thực hiện kém có thể đem lại những phí tổn lớn về kinh tế cho nước chủ nhà. Vì thế, Việt Nam cần thiết và sử dụng các biện pháp ưu đãi một cách thận trọng sao cho chúng đem lại lợi ích cao nhất và chi phí ít nhất. Tất nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm nhiều, bởi vì có những khó khăn cả về lý luận và thực tiễn khi đánh giá các lợi ích và chi phí của biện pháp ưu đãi. Việc thiết kế của các biện pháp ưu đãi cần dựa trên hiểu biết thấu đáo của các nhà hoạch định chính sách về các loại biện pháp ưu đãi thích hợp mà là hấp dẫn nhất đối với các nhà ĐTNN. Việc hiểu được nhà đầu tư cần và muốn gì sẽ giúp các Chính phủ thiết kế và đưa ra những chính sách hiệu quả mà không phải hy sinh quá lớn. Cần ưu tiên những ưu đãi có tác dụng đồng thời tăng cường năng lực và năng suất lao động nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật chất đào tạo và phát triển kỹ năng.

Việc xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư phải tiến tới xoá bỏ hình thức bao cấp, trong đó có bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá dịch vụ, xác định lộ trình thực hiện giá thị trường để các doanh nghiệp tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh. Sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước không trái với các quy định của WTO như kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo nghiên cứu triển khai, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, cung cấp thông tin...

Ban hành quy chế khuyến khích tư nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy ĐTNN vào các lĩnh vực sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thể phát triển với quy mô lớn, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách.

Tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, nhất là các công ty đa quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn, công nghệ cao. Ban hành các chính sách thích hợp để khuyến khích các nhà ĐTNN vào các lĩnh vực tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho nền kinh tế. Chú trọng thu hút ĐTNN vào các công đoạn nghiên cứu triển khai, thiết kế, tạo mẫu mang lại giá trị gia tăng cao. Tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện trên diện rộng hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) và đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao như kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông.

Đối với nông nghiệp và nông dân, Nhà nước cần có chính sách thực hiện có hiệu quả một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này (hỗ trợ không quá 10% sản lượng đối với loại hỗ trợ gây lệch lạc thương mại mà WTO gọi là trợ cấp hộp hổ phách và hỗ trợ chương trình phát triển mà WTO gọi là hỗ trợ hộp xanh). Nhà nước tập trung nhiều hơn nữa hỗ trợ nông dân về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thuỷ lợi, trạm trại giống cây trồng, vật nuôi, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp điện, nước sạch...) khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực, kể cả dạy nghề, tiếp cận vốn, đất đai, tiếp thu cung nghệ, cung cấp thông tin, thị trường... để cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp và ở nông thôn, tạo điều kiện thu hút ĐTNN, trước mắt là tạo giống tốt có khả năng cạnh tranh cao, công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường.

Đối với sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường, Việt Nam cần có những chính sách đồng bộ hơn khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, cung cấp nhanh các bộ phận, linh kiện rẻ và chất lượng cao. Hình thành một kế

hoạch tạo bước đột phá trong việc tăng nhanh việc sản xuất các bộ phận, linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sửa chữa... chủ yếu dựa vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở hợp tác liên kết với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Ban hành các ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, xây dựng công trình phúc lợi cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư

thấp trong bối cảnh việc cấp phép đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.

- Hoàn thiện các ưu đãi về thuế

Trong thời gian qua, hệ thống thuế Việt Nam đã được cải cách tích cực theo hướng xoá bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN, phù hợp với các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, việc thay đổi đột ngột, thường xuyên các chính sách về thuế vừa qua như thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp, bỏ dần chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, tăng thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu... đã ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà ĐTNN, từ đó gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào chính sách và pháp luật của Việt Nam.

Luật Đầu tư đã xoá bỏ sự phân biệt về chế độ thuế giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Sự ưu đãi về chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm thu hút vốn ĐTNN vào một số ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn mà Nhà nước thấy cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này lại không có ý nghĩa lớn lắm vì biện pháp khuyến khích được các đối tượng nước ngoài ưa chuộng nhất không

phải là ưu đãi về thuế mà là cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống quản lý hành chính ít quan liêu. Vì vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp, tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hướng ổn định, đơn giản hoá, mức thuế phù hợp hơn và có tính đến mức thuế trung bình của ASEAN, AFTA và các chế định quốc tế và khu vực có liên quan. Khắc phục những bất hợp lý, sơ hở trong pháp luật về thuế, thay đổi cơ bản phương thức từ kiểm tra nộp, sang kê khai thuế và tự chịu trách nhiệm về nộp thuế. Pháp luật về thuế cần thể hiện mục tiêu của thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tuy nhiên không nên tăng mức thuế suất mà phải chủ yếu khuyến khích đầu tư để tạo thêm nguồn thu thuế.

Bộ tài chính cần hướng dẫn chính sách ưu đãi thuế cho thống nhất cho cơ sở kinh doanh mới thành lập, hạch toán độc lập và những doanh nghiệp đã thành lập đầu tư dự án mới.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai

Cần tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất. Trong đó, chú trọng xác định rõ hành lang pháp lý thông thoáng bảo đảm để người sử dụng đất thực hiện dễ dàng, thuận lợi các quyền về sử dụng đất. Đồng thời, nhà nước phải có các biện pháp, các chế tài nghiêm khắc đối với việc đầu cơ đất đai trên thị trường quyền sử dụng đất, xử lý nghiêm khắc các trường hợp bán lại quyền thực hiện dự án đầu tư. Quy định cụ thể trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đất đai, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Thống nhất chế độ đăng ký bất động sản và giấy tờ liên quan đến bất động sản. Tạo cơ sở pháp lý để mở rộng các hình thức kinh doanh bất động sản, từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia đầu tư. Bảo đảm tính minh bạch, dân chủ trong xây dựng và thông qua quy hoạch sử dụng đất cũng như hiệu lực pháp lý của

quy hoạch đã được thông qua. Hoàn thiện các quy định bảo đảm cho nhà nước có thể thu hồi đất đai để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp thúc đầy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong tương quan so sánh pháp luật với nước ngoài (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)