Nội dung cơ bản của Báo cáo ĐTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 43 - 45)

1.2.1 .Khái niệm về kiểm tra, giám sát

2.1. Pháp luật về thẩm định báo cáo ĐTM

2.1.1.2. Nội dung cơ bản của Báo cáo ĐTM

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định chi tiết hơn về nội dung của báo cáo ĐTM so với các quy định của pháp luật về môi trường trước đây. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 175/CP hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 1993, có thể hiểu nội dung của báo cáo ĐTM bao gồm:

- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án;

- Dự báo những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của dự án;

- Kiến nghị các giải pháp để bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định chi tiết, cụ thể hơn về vấn đền này. Theo đó, ngoài những nội dung giống nội dung các quy định nêu trên, báo cáo ĐTM phải đề cập thêm các vấn đề như: Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình, danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án; ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án...

Như vậy, về bản chất, những nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM theo quy định hiện hành vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong báo cáo theo quy định mới chi tiết hơn, đánh giá theo nhiều góc độ phong phú và toàn diện hơn. Chẳng hạn, theo quy định của Luật BVMT năm 1993, nội dung đánh giá

hiện trạng môi trường trong báo cáo chỉ bao gồm những đánh giá về chất lượng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án. Còn theo quy định hiện hành thì nó còn bao gồm cả việc đánh giá chất lượng môi trường vùng kế cận cũng như mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường... Đặc biệt hơn nữa, ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, của đại diện cộng đồng dân cư và các ý kiến không tán thành đối với dự án và dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra cùng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cũng được nêu trong báo cáo.

Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐTM được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

 Báo cáo ĐTM bổ sung

Chủ dự án thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM bổ sung trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM trước đó của dự án để thẩm định và phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Cụ thể, đó là các dự án:

- Có thay đổi về địa điểm, quy mô, công suất thiết kế, công nghệ của dự án;

- Sau 24 tháng kể từ ngày báo cáo ĐTM được phê duyệt, dự án mới triển khai thực hiện. Trường hợp không có sự thay đổi về công suất thiết kế, công nghệ và môi trường xung quanh thì không phải lập báo cáo ĐTM bổ sung nhưng phải có văn bản giải trình với cơ quan phê duyệt.

Báo cáo ĐTM bổ sung được thể hiện theo cấu trúc và đáp ứng được những yêu cầu về nội dung quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT.

Số lượng, mẫu hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trường bổ sung được quy định tại tiểu mục 10.3 mục 10 Phần III Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT.

Luật BVMT năm 2005 không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề ĐTM bổ sung. Trong khi đó, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành [14, 17, 4] lại quy định cụ thể, chi tiết về ĐTM bổ sung và báo cáo ĐTM bổ sung. Bởi lẽ, khi các quy định về ĐTM của Luật được áp dụng vào thực tiễn đã xuất hiện nhiều trường hợp sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt chủ dự án thay đổi nội dung dự án (như mở rộng quy mô, thay đổi công nghệ, thay đổi địa điểm...) so với khi thực hiện lập báo cáo ĐTM. Đặc biệt, có trường hợp việc thay đổi dự án của chủ đầu tư có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường lớn hơn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng thì không có quy định nào để điều chỉnh. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành các quy định về ĐTM bổ sung để điều chỉnh các trường hợp đó. Có thể nói, ĐTM bổ sung là một hình thức thay thế trách nhiệm ĐTM đối với cơ sở đang hoạt động theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)