Vấn đề phân cấp, uỷ quyền của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 94 - 95)

1.2.1 .Khái niệm về kiểm tra, giám sát

3.2. Những giải pháp cụ thể

3.2.1.4. Vấn đề phân cấp, uỷ quyền của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt

phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM

Quy định cụ thể vấn đề phân cấp, uỷ quyền của các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM cho cơ quan cấp dưới, trực thuộc thực hiện một số công đoạn trong quá trình ĐTM (như tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, kiểm tra thực hiện hậu thẩm định báo cáo ĐTM) trong Luật Bảo vệ môi trường, tránh trường hợp các quy định dưới luật trái với Luật (Nghị định 21/2008/N Đ-CP quy định vấn đề uỷ quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM). Có như vậy, mới vừa đảm bảo được tính hợp pháp của việc uỷ quyền vừa đảm bảo được chất lượng, hiệu quả thực thi trên thực tế.

Trước mắt, để giải quyết tình trạng đình trệ, ách tắc trong công tác thẩm định và hoạt động kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM, các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM có thể uỷ quyền phân cấp thực hiện một số công đoạn trong quá trình ĐTM (như tổ chức thẩm định, kiểm tra thực hiện hậu thẩm định báo cáo ĐTM).

Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được xác định là khá nghiêm trọng. Môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm... đều có tình trạng ô nhiễm nặng. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức, ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường còn rất yếu. Đến nay, mặc dù nhiều khu công nghiệp đã cơ bản được lấp đầy có phê duyệt hạng mục các công trình xử lý môi trường, thậm chí đã được phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng vẫn chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và không thực hiện các nội dung yêu cầu tại báo cáo ĐTM. Các doanh nghiệp trong khu cụm công nghiệp cũng ít đầu tư cho các hệ thống xử lý môi trường, một phần do vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên vấn đề môi

trường, mặt khác ỷ lại việc xử lý nước thải cho Ban quản lý khu, cụm công nghiệp do đã trả kinh phí thuê hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp này [19]. Thế nên, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện việc uỷ quyền, phân cấp hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và cả hoạt đông kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM cho cơ quan cấp dưới trực thuộc (Sở TNMT, Ban quản lý Khu kinh tế…). Việc phân cấp này sẽ giúp bảo đảm độ chính xác và đẩy nhanh việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như việc thực hiện nội dung báo cáo này của các dự án trên địa bàn quản lý. Điều đó vừa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, vừa thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về môi trường trước tình trạng không ít dự án đầu tư ồ ạt trước đây không có phương án xử lý ô nhiễm hoặc xử lý không triệt để gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM (Trang 94 - 95)