Các quy định về bảo vệ môi trƣờng nƣớc lƣu vực sông trong Luật Tài nguyên nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

nguyên nƣớc

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc huy động

mọi nguồn lực của toàn xã hội vào việc bảo vệ tài nguyên nước. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ra đời cùng với các văn bản pháp luật khác về bảo vệ đất; bảo vệ rừng; bảo vệ khoáng sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản…đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường. Quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước ra đời khi con người nhận thức được rằng nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn trong khi nhu cầu khai thác sử dụng nước cả về số lượng và chất lượng cho các mục đích khác nhau của con người ngày càng tăng. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước được thể hiện trong Luật Tài nguyên nước thông qua các quy định đề cập những lĩnh vực cơ bản sau đây:

- Thành lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất về tài nguyên nước; - Quy định nội dung, thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước;

- Quy định việc bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả và tác hại do nước gây ra;

- Quy định việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; - Xây dựng chính sách tài chính về tài nguyên nước.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước phải thể hiện sâu sắc quan điểm bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bởi lẽ, do đặc điểm của tài nguyên nước là vận động theo lưu vực nên việc quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước phải tôn trọng thuộc tính tự nhiên. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc các dự án phát triển cũng như các hoạt động phòng, chống tác hại do nước gây ra trong phạm vi lưu vực đều phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông.

Tiếp cận quan điểm này, Luật Tài nguyên nước nên đề cập cụ thể nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông trong hoạt động quản lý nhà nước về nước với các nội dung cụ thể bao gồm: (i) Lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính; (ii) Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và

địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh; (iii) Kiến nghị giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông; (iv) Chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông của các Ủy ban lưu vực sông.

Đặc biệt, trong xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Luật tài nguyên nước phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề quan hệ quốc tế về tài nguyên nước. Các quy định trong vấn đề này đề cập đến các vấn đề như: nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước; trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước quốc tế; hợp tác quốc tế trong quản lý về phát triển tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế.

Nhìn chung, Luật Tài nguyên nước tạo ra khung pháp lý về bảo vệ tài nguyên nước nói chung, nhưng với cơ chế mở cửa hội nhập như hiện nay, chúng ta nên rà soát lại Luật Tài nguyên nước, xây dựng khung luật pháp xử lý các địa điểm bị nhiễm bẩn xây dựng khung các quyền dùng nước và chia sẻ nước cũng như quy trình và phương pháp thực hiện quy hoạch lưu vực sông, chính sách quốc gia về cấp vốn cho ngành nước…Có thể nói, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương thuộc lưu vực sông là vấn đề cốt lõi, đảm bảo thành công của công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 32 - 34)