Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông và thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 64 - 68)

. Lập kế hoạch phòng, chốn gô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông

2.1.2. Ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nước lưu vực sông và thực tiễn áp dụng

tiễn áp dụng

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do bão, lụt, nứt đất, động đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, cháy rừng, biến đổi khí hậu và các thiên tai khác; cháy nổ sự cố kỹ thuật của các hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, quốc phòng; sự cố trong tìm kiếm, khai thác và vận chuyển khoáng sản; sự cố trong lò phản ứng hạt nhân…

Sự cố môi trường liên quan chặt chẽ với vấn đề an toàn môi trường. Dù có các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu, khả năng xảy ra sự cố và tác hại của chúng đối với con người vẫn luôn tồn tại trong đời sống loài người, vì vậy việc quản lý sự cố được xem là một nội dung quản lý môi trường quan trọng của hầu hết các quốc gia.

Để phân tích sự cố, cần thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: xác định sự cố theo khái niệm an toàn; lượng giá sự cố theo xác suất có thể xảy ra trong khung cảnh hệ

thống an toàn tối ưu; lượng giá các hậu quả của sự cố về việc tối thiểu hóa tác hại và các biện pháp phòng ngừa sự cố [17].

Một số phương pháp thông dụng để ước lượng xác suất sự cố gồm: phân tích cây thiếu sót, phân tích cây sự cố, phân tích nguyên nhân và hậu quả; phân tích sai lầm của con người…

Tác hại đối với môi trường của sự cố có thể có nhiều dạng, nhưng thông thường trong phân tích các sự cố môi trường người ta hay chú ý tới ba dạng cơ bản: phát xả ra môi trường các hợp chất độc hại, chất gây nổ, gây cháy. Ngoài việc phân tích nguyên nhân và ước lượng xác suất xảy ra, có bốn vấn đề cần quan tâm trong quản lý sự cố là: vai trò và trách nhiệm của Chính phủ, vai trò của cộng đồng dân cư, vai trò của các ngành kinh tế- xã hội (công nghiệp, quốc phòng…) và vai trò của các nghiên cứu khoa học.

Ước lượng và quản lý sự cố cần được tiến hành dưới sự tài trợ của Chính phủ. Điều tra sự cố giữ vai trò quan trọng trong chính sách phòng ngừa của các Chính phủ. Chiến lược điều tra đưa chúng ta đến việc xác định ngày càng nhiều sự cố và các tác động phụ của chúng. Việc phân tích sự cố cho phép đưa ra các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác hại của sự cố. Bên cạnh nhiệm vụ phân tích sự cố, Chính phủ cần tiến hành hàng loạt vấn đề kèm theo- đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá và so sánh các tình huống sự cố với nhau…; thực hiện chiến lược chấp nhận sự cố. Tất cả những hoạt động trên dẫn đến nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là quản lý sự cố. Quản lý sự cố của Chính phủ có thể được tiến hành ở ba cấp độ: cấp nhà máy công nghiệp, cấp ngành kinh tế, cấp toàn xã hội.

Vai trò của cộng đồng trong quản lý sự cố có thể thực hiện thông qua các nội dung: làm cho các quyết định và biện pháp trở nên rõ ràng và dễ hiểu với dân cư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải tiến hành phân vùng và quy hoạch việc xây dựng các nhà máy, nhất là các nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm sự cố môi trường. Những nội dung trên cần được quan tâm ở các vùng đông dân.

Pháp luật về khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường bao gồm những quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh

tế và cá nhân khi tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường đã xảy ra. Mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm mọi hành vi làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường nhưng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường vẫn xảy ra do những nguyên nhân khác nhau:

- Do sự biến đổi có tính quy luật của thiên nhiên: những quy luật biến đổi của thiên nhiên phụ thuộc vào vị trí địa lý của quốc gia và cấu tạo địa tầng của trái đất. Từ những biến đổi mang tính quy luật này sẽ gây ra các sự cố môi trường, là nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường hoặc ô nhiễm môi trường. Những biện pháp phòng chống không thể loại trừ các nguyên nhân phát sinh các hiện tượng trên. Nó chỉ nhằm chuẩn bị cho công tác khắc phục các sự cố môi trường do thiên nhiên gây ra.

- Do việc ban hành các văn bản về bảo vệ môi trường nói chung và những quy định về phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường còn chậm. Trong một thời gian dài, các văn bản pháp luật về phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường còn thiếu. Các văn bản pháp luật này mới chỉ chú trọng tới vấn đề vệ sinh môi trường mà chưa chú ý toàn diện tới công tác bảo vệ môi trường. Do vậy, những hoạt động của con người trong thời kỳ này đã gây tác động xấu tới môi trường, làm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải khắc phục những hậu quả do hoạt động của con người gây ra trước đây.

- Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người nên quá trình sản xuất và tiêu dùng vẫn phải diễn ra. Quá trình này sản sinh ra các loại chất thải khác nhau. Trong khi đó, một số tổ chức và cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường xảy ra. [32]

Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất- kinh doanh và các hoạt động khác xảy ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường phải được thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật và quy định của UBND địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Các chế tài áp dụng cho những đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Đình chỉ các hành vi vi phạm

Tổ chức và cá nhân khi có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường phải tự mình chấm dứt các hành vi đó, để hiện tượng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường không tiếp tục xảy ra hoặc trầm trọng thêm. Nếu tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấm dứt thì khi phát hiện ra những hành vi trên, UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thể quyết định buộc tổ chức, cá nhân đình chỉ hành vi gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý nhằm hạn chế những nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường.

+ Khôi phục hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm. Đây là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Họ có thể tự mình thực hiện các biện pháp khôi phục hoặc ủy quyền (dưới dạng hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng dịch vụ thương mại) cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi khôi phục môi trường với chất lượng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc phải nộp một khoản tiền để khôi phục môi trường chung.

+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy vật phẩm gây hại cho môi trường

Ngoài trách nhiệm phải khôi phục hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường. Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường quy định: Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường, tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường và cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm ứng cứu theo quy định tại Điều 90 Luật bảo vệ môi trường 2005 như sau:

a. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản, tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

b. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;

c. Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

d. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

- Xác định rõ nguồn gốc, cơ sở, cá nhân gây sự cố; giám sát, đánh giá mức độ suy giảm chất lượng môi trường nước lưu vực sông, các thiệt hại do sự cố gây ra để có căn cứ yêu cầu cơ sở, cá nhân gây sự cố bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 64 - 68)