Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 86 - 89)

. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông

3.1.2 Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

lưu vực sông

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cần phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:

Một là, từng bước cải thiện môi trường lưu vực sông, gắn khai thác với phát

triển bền vững trên địa bàn của các tỉnh trong lưu vực. Cần quán triệt mục tiêu bảo vệ môi trường nước lưu vực sông trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Hai là, hoàn chỉnh cơ chế quản lý và khai thác hiệu quả dòng sông- một cơ chế không cản trở sự phát triển của các địa phương nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho việc bảo vệ dòng sông chung của các tỉnh.

Ba là, chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ, làng nghề trên các lưu vực sông. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế (kể cả đóng cửa) các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm thiểu và di dời.

Huy động mọi nguồn lực để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước lưu vực sông vào mùa kiệt: nạo vét, khơi thông dòng chảy, bơm cấp nước bổ sung đảm bảo duy trì đủ lưu lượng nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cũng như hòa lãng tự nhiên các chất gây ô nhiễm.

Từng bước chỉnh trị khơi thông dòng chảy các con sông. Xây dựng hợp lý hệ thống công trình thủy lợi cấp nước và tiêu úng.

Bốn là, hoàn thiện và thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường cấp

ngành và cấp địa phương. Xây dựng ngân hàng dữ liệu, bảo đảm khả năng dự báo, phòng chống thiên tai, ngập lụt và phân lũ hiệu quả. Xây dựng được nhiều vùng sinh thái khí hậu ổn định, bảo tồn thiên nhiên toàn lưu vực.

Năm là, hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông phải gắn với xây dựng và nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân. Hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan là công cụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Hệ thống đó phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ; đồng thời, có cơ chế điều chỉnh một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tiễn và những yêu cầu mới đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường phải vừa có tính chất giáo dục, ngăn ngừa những hành vi vi phạm, vừa đủ mạnh để răn đe, trừng phạt những kẻ cố tình có những biểu hiện coi thường pháp luật. Trong quá trình này cần có những văn bản dưới luật hướng dẫn, cụ thể hóa các điều khoản, quy định chung trong Luật bảo vệ môi trường nhằm tăng hiệu lực của công cụ quan trọng này trong đời sống thực tiễn. Trong đó, không chỉ xác định rõ trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường mà còn khuyến khích, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân tích cực hoạt động bảo vệ môi trường. Nói cách khác, các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường không chỉ đơn giản là những điều cấm, mà còn phải chú ý đến quyền lợi của con người.

Sáu là, xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ, lựa chọn chính xác các vấn đề

môi trường bức xúc, để giới hạn đề án trong khả năng và kết hợp làm rõ nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi vùng, tránh ôm đồm và làm giảm vai trò của các ngành khác nhau, làm rõ vai trò của mỗi ngành, mỗi tỉnh.

Coi trọng tuyên truyền vận động, thực hiện “xã hội hóa” làm gốc, lấy ngăn chặn, phòng ngừa đi trước, thực hiện bảo vệ ngay trong quá trình khai thác đầu tư vào con sông và lưu vực. Áp dụng tối ưu các giải pháp công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, xây dựng khung thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện của lưu vực, và của Việt Nam.

Bảy là, xây dựng và duy trì, hoàn thiện tổ chức, cơ cấu và hoạt động của các

Tám là, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quản lý tài nguyên và môi trường.

Trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, ngoài những cái chung, phổ biến còn có những cái đặc thù, riêng. Ở mỗi vùng địa lý, con người có những ứng xử khác nhau trong quan hệ với tự nhiên. Vì vậy, việc quản lý nhà nước với tài nguyên và môi trường phải tính đến đặc điểm này. Như chúng ta biết, trong lịch sử các cộng đồng dân cư đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm phong phú, đa dạng biểu hiện sự gắn bó, chung sống hòa hợp với những đặc điểm của từng vùng sinh thái tự nhiên, mô hình quản lý truyền thống (qua hương ước, luật tục...) của các cộng đồng dân tộc ở mỗi vùng không giống nhau. Điều đó hoàn toàn không phải là một sự tùy tiện mà trái lại, xuất phát từ chính những điều kiện tự nhiên cụ thể, xác định. Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong lối sống, canh tác và văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của các vùng dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo nhận định của một số nhà khoa học, ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác, kiểu quản lý tài nguyên và môi trường được áp dụng thường ít quan tâm, chú ý cách quản lý truyền thống, cách tổ chức xã hội và cả những giá trị tài nguyên thiên nhiên mà họ đã từng được hưởng thụ. Có thể nói, việc quản lý nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đạt hiệu quả thực tế như thế nào, phụ thuộc đáng kể vào mức độ khai thác, sử dụng văn hóa truyền thống của các địa phương trong lĩnh vực này, phụ thuộc vào sự khuyến khích động viên họ và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng dân cư. Điều này lại phụ thuộc vào sự quan tâm, giải quyết thỏa đáng lợi ích chính đáng của người dân. Bởi vậy, trong khi xây dựng pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cần chú ý khai thác tốt văn hóa truyền thống của từng địa phương, từng tộc người thông qua quan hệ lợi ích nhằm mục đích quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường có hiệu quả hơn.

Hiện nay, trên địa bàn các lưu vực sông, đang diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế- xã hội, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng gây ra nhiều hậu

quả xấu cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của các lưu vực sông.

Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực cố gắng, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có các chuyển biến tích cực. Trong đó, công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. Hệ thống chính sách, cơ chế về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trên các lưu vực. Nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông, Chính phủ đã phê duyệt các Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Nhuệ- Đáy.

Hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển của các địa phương; giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường lưu vực sông còn nhiều bất cập với những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước vào nền nếp; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng nước thải vào môi trường nước đang ngày càng tăng lên; đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)