Mô hình quản lý lƣu vực sông của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tại quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc, rất nhiều dòng sông hiện đang cung cấp tài nguyên nước cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự không bền vững trong sử dụng tài nguyên nước và các hệ sinh thái tại các lưu vực sông. Nhận thức được vấn đề này, Uỷ ban Hợp tác Quốc tế về Môi trường và Phát triển Trung Quốc (CCICED) đã đề xuất áp dụng quản l ý tổng hợp lưu vực sông tại Trung Quốc dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái . Để thực hiện quản l ý tổng hợp lưu vực sông cần sự cải cách về thể chế , chính sách và phương thức quản l ý ở cả cấp quốc gia, lưu vực và địa phương. Việc cải cách này phải được thực hiện mang tính giai đoạn, mở đầu thử nghiệm tại lưu vực sông Trường Giang.

Lưu vực sông Trường Giang chiếm 20% diện tích lãnh thổ Trung Quốc, với dân số xấp xỉ 425 triệu người, đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc, tức là khoảng 410 tỷ USD. Hiện nay, sông Trường Giang cũng đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức môi trường : bão lũ, xói lở đất , ô nhiễm nước và suy giảm đa dạng sinh học. Khung quản l ý tổng hợp được xây dựng cho lưu vực sông Trường Giang dựa trên 4 chủ đề: [53, 60]

(i)Hoàn thiện khung thể chế và luật pháp , gồm có các nội dung : Tạo điều kiện cho việc thực hiện quản l ý tổng hợp lưu vực sông thông qua hệ thống pháp luật quốc gia và cải cách thể chế; Hoàn chỉnh các quy định , quy chế cho các tổ chức quản l ý lưu vực sông và ; Cơ cấu quản l ý việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông.

(ii)Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan : Thành lập khung quản l ý có sự phối hợp tham gia của các ngành liên quan; Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý tổng hợp lưu vực sông; Xúc tiến các quá trình tham vấn và chia sẻ thông tin và; Đề cao vai trò các hoạt động của địa phương như là một phần của kế hoạch quản lý tổng thể lưu vực sông.

(iii)Sự ủng hộ về năng lực tài chính: Thực hiện các hoạt động kinh tế thiết yếu và sự ủng hộ tài chính được quy định trong Luật Nước năm 2002; Phát triển và áp dụng các cơ chế khuyến khích và; Đảm bảo các thủ tục đánh giá mọi chi phí liên quan môi trường, kinh tế, xã hội của các hoạt động phát triển kinh tế.

(iv)Các sáng kiến về phương pháp luận và kỹ thuật liên quan đến quản lý tổng hợp lưu vực sông: Lập Kế hoạch tổng thể lưu vực sông; Cung cấp các công cụ ủng hộ sự ra quyết định về vai trò của lưu vực; Chấp nhận và áp dụng các công nghệ hiện có; Tài chính và sáng kiến kỹ thuật.

Có thể tham khảo mô hình quản lý lưu vực sông Trường Giang theo Hình 1.1 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 43 - 44)