. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về thiết chế bảo vệ môi trường nước lưu vực sông
nước lưu vực sông
Tổ chức lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả theo Nghị định 120/2008/NĐ-CP. Củng cố và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng về quản lý tài nguyên nước đối với các sông xuyên biên giới.
Ủy ban lưu vực sông cần được Nhà nước trao cho chức năng hỗ trợ quản lý nhà nước về tài nguyên nước và trao cho một số quyền hạn nhất định. Ủy ban lưu vực sông cũng cần được phân bổ nguồn lực, hoặc có cơ chế thích hợp để có thể huy động được nguồn nhân lực và tài chính bảo đảm cho các hoạt động của mình. Tổ chức lưu vực sông có hiệu lực là nơi thực hiện phối hợp liên ngành, qua thực tế mà khắc phục được phân tán cục bộ.
Ủy ban lưu vực sông cần có cơ chế để có sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong tiến trình ra quyết định liên quan đến phát triển và quản lý Tài nguyên nước trong lưu vực. Sự tham gia các bên trong Ủy ban lưu vực sông có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho sự phát triển hài hoà Tài nguyên nước cho tất cả nhu cầu của con người cũng như các ngành dùng nước.Sự đồng thuận giữa các bộ, ngành và địa phương được xem là điều kiện tiên quyết để quản lý, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông. Vì vậy, Chính phủ cần quy định một cách rõ ràng chức năng và nhiệm vụ Uỷ ban lưu vực sông để Ủy ban này có quyền hạn và quyền lực thực sự, đủ mạnh để thực hiện chức năng điều phối lưu vực sông hiệu quả. Cần phải xác định rõ vị trí, vai trò ra quyết định của Uỷ ban lưu vực sông, đảm bảo tính khách quan và chuyên nghiệp trong mối quan hệ với các ngành và chính quyền địa phương. Và sự tham gia của các bên liên quan khác trong quản lý lưu vực sông như cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ cũng được khuyến cáo.
Ủy ban lưu vực sông ra quyết định và dựa trên nghị quyết chuyên môn, từng tỉnh sẽ ra quyết định hành chính để thi hành. Và văn phòng ủy ban lưu vực sông cần
có chức năng kỹ thuật đảm bảo hỗ trợ hiệu lực chức năng quản lý tài nguyên nước của Tổ chức lưu vực sông; có vị trí khách quan trong quan hệ với chính quyền địa phương; có bộ máy chuyên nghiệp, có nguồn tài chính riêng và đóng trụ sở tại địa bàn lưu vực.
Cần có những quy định cụ thể về cơ chế tài chính cho hoạt động của các Ủy ban lưu vực sông này. Trong các văn bản hiện hành về quản lý lưu vực sông mới chỉ thấy có quy định về cơ chế tổ chức, cơ chế quyền hạn, trách nhiệm, còn cơ chế tài chính chỉ được nhắc tới đơn giản. Cơ chế tài chính đủ mạnh để các Ủy ban thực hiện hiệu quả những trách nhiệm, quyền hạn của mình trong lưu vực, đủ sức để có thể điều phối, phối hợp các địa phương, các ngành giải quyết các nhiệm vụ cải thiện môi trường nước lưu vực sông. Ngoài nguồn tài chính cơ bản là ngân sách nhà nước, cũng cần phải có quy định về việc huy động tài trợ, các quỹ phát triển từ cộng đồng dân cư, từ những người sử dụng nước và từ nước ngoài.
Các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường lưu vực sông có thể từ:
- Ngân sách nhà nước dành cho bảo vệ môi trường (1% tổng chi ngân sách). Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường theo tỷ lệ phù hợp;
- Nguồn tự đầu tư của chủ cơ sở sản xuất; - Nguồn vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường; - Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn để lại cho địa phương quản lý. Cần tăng cường thu các khoản phí này để có nguồn kinh phí cấp cho bảo vệ môi trường.
- Nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cho bảo vệ môi trường.