Quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 53 - 62)

Đây là một nội dung quan trọng được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 dành một chương riêng quy định về quan trắc và thông tin môi trường tại chương X bao gồm 12 điều (từ Điều 94 đến Điều 105) quy định về quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, quy hoạch hệ thống quan trắc và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường. Quan trắc và thông tin về môi trường là quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.

Khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường có định nghĩa:

“Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện

trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”.

Đây là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, nhằm cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được động thái, chất lượng môi trường. Đối tượng của quan trắc môi trường là không khí,

nước, đất, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hệ sinh thái trên đất liền, sông, hồ, biển, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và các hình thái vật chất khác. [49]

Các trạm quan trắc môi trường nước sông hồ quan trắc tương đối đầy đủ các thông số chất lượng nước. Các thông số sau đây được quan trắc thường xuyên trong tất cả các trạm đất liền của Tổng cục Môi trường: Nhiệt độ nước, pH, SS, DO, EC, BOD5, COD, Fe, PO3-, N03 -, N-NH3, Cl-, Độ đục, Coliform, các kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật.

Trách nhiệm thực hiện chương trình quan trắc môi trường thuộc về Bộ TN&MT, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND cấp tỉnh.

Đặc biệt nhằm xã hội hóa mạnh mẽ, nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường, bên cạnh việc quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan nhà nước, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Điểm d Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.

Trong những năm gần đây, nhiều chương trình quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục tiêu khác nhau đã được thực hiện, việc quan trắc chất lượng nước mặt ngày càng được tổ chức một cách hệ thống hơn, thu được nhiều số liệu quan trọng theo không gian và thời gian đối với từng lưu vực. Các địa phương trong lưu vực mặc dù còn hạn chế về kinh phí cũng như kinh nghiệm trong hoạt động quan trắc nhưng đã rất nỗ lực đầu tư mua sắm các thiết bị, kể cả xây dựng các phòng thí nghiệm quan trắc và phân tích chất lượng nước. Tuy nhiên, những việc làm được như vừa kể trên chưa tương xứng với nhu cầu cần thiết.

Do các mục đích quan trắc khác nhau của các mạng lưới trạm quan trắc môi trường hiện nay ở nước ta, nên các thông số được quan trắc tại mỗi mạng lưới trạm có khác nhau. Các trạm của Tổng Cục Môi trường quan trắc tương đối đầy đủ các

thông số ô nhiễm môi trường. Do giới hạn về kinh phí, hoạt động quan trắc chưa được tiến hành với đầy đủ số điểm quan trắc và tần suất như yêu cầu. Nhìn chung tần suất quan trắc ở tất cả các trạm của các mạng lưới quan trắc môi trường còn rất thưa. Đặc biệt là các trạm của Tổng cục môi trường (2 tháng 1 lần đối với chất lượng không khí và nước, 3 tháng 1 lần đối với nước biển ven bờ). Tần suất quan trắc này chưa thật sự phản ánh đúng diễn biến và thay đổi của các yếu tố chất lượng và ô nhiễm môi trường không khí và nước.

Tần suất quan trắc nước dưới đất là 2 lần/năm, vào mùa khô (tháng 2-3), mùa mưa (tháng 8-9). [13]

Bộ TN&MT còn có mạng lưới quan trắc thủy văn và môi trường nước thuộc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia; mạng lưới quan trắc tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất) do Cục Quản lý Tài nguyên nước quản lý. Các trạm của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia thì các thông số quan trắc chủ yếu là các thông số phản ánh bản chất tự nhiên của nguồn nước.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành khác cũng tiến hành quan trắc nước mặt lưu vực sông, phục vụ các yêu cầu của Bộ, ngành mình. Chẳng hạn Bộ Y tế giám sát chất lượng nước đảm bảo điều kiện vệ sinh, Bộ NN&PTNT quan trắc môi trường nước phục vụ nông nghiệp.

Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia, nhiều tỉnh/thành trong các lưu vực sông cũng đã thành lập Trung tâm Quan trắc nhằm theo dõi, giám sát diễn biết chất lượng môi trường nói chung, phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường của địa phương (như: Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc). Hoạt động quan trắc môi trường nước lưu vực sông của các địa phương cũng ngày càng được tăng cường, số điểm quan trắc, tần suất và thông số quan trắc cũng ngày càng tăng. [49]

Điểm a Khoản 1 Điều 22 Nghị định 120/NĐ-CP quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải. Quy định này đã cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan

nhà nước, các đối tượng có liên quan trong một lưu vực sông phải có trách nhiệm tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải. Quy định đã lấp vào “phần khuyết” của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 khi phân chia trách nhiệm tổ chức chương trình quan trắc theo các cấp đơn vị hành chính và đối tượng có những hoạt động ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên, hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực sông còn nhiều hạn chế như:

- Kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn hạn chế do đó tần suất quan trắc còn thưa, thông số quan trắc còn hạn chế và số lượng điểm quan trắc còn ít so với yêu cầu thực tế.

- Chưa có các hoạt động quan trắc chất lượng nước liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng.

- Một số địa phương đã trang bị được các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạn cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.

- Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan trắc môi trường còn yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thống nhất của số liệu.

.Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước bảo đảm lượng thải và chất lượng nước thải đáp ứng khả năng tiếp nhận nước thải và mục tiêu chất lượng nước của từng sông, đoạn sông, hồ, đầm phá và vùng đất ngập nước trong lưu vực sông

Kiểm soát nguồn thải chính là kiểm soát “cuối đường cống” của quá trình hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Người ta thường phân thành nguồn thải khí (điển hình là miệng cống thải từ các ống khói), nguồn thải nước (điển hình là miệng cống xả nước thải), nguồn thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại và nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn [21].

Nước mặt trong trạng thái tự nhiên rất đa dạng về thành phần hóa học, về sự phân bổ các chất hữu cơ, chất vô cơ và vi sinh vật. Đặc điểm này cùng với các yếu

tố khí hậu thủy văn tạo nên sự hình thành hệ thống thủy sinh đặc trưng cho các vùng sinh thái. Dưới tác động của con người, thành phần và tính chất của nước tự nhiên có thể bị thay đổi, dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái.

Công việc trước tiên của cơ quan quản lý môi trường trong kiểm soát nguồn thải là phải tiến hành kiểm kê nguồn thải, đánh giá, phân tích tính chất và mức độ gây ô nhiễm môi trường của mỗi nguồn thải trong lãnh thổ của mình phụ trách. Việc kiểm kê nguồn thải có được thể hiện bằng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thực địa về các thông tin dữ liệu có liên quan, hoặc yêu cầu cơ sở sản xuất lập báo cáo hiện trạng môi trường. Những thông tin, số liệu cần phải thu thập là: Quy trình công nghệ sản xuất; Nguyên vật liệu đầu vào; Sản phẩm; Chất thải đầu ra; Các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn môi trường đã áp dụng; Các công nghệ và thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường đã áp dụng, hiệu quả của thiết bị xử lý ô nhiễm; Tổ chức quản lý môi trường ở cơ sở sản xuất; Các thông số về nguồn thải (tương ứng với mỗi loại chất thải khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn…): vị trí, phương thức thải và thải vào đâu, lưu lượng hay khối lượng chất thải, thời gian và tần suất thải. [21]

Ở một số nước trên thế giới, để quản lý và kiểm soát nguồn nước thải ô nhiễm môi trường, người ta thực hiện cơ chế đăng ký nguồn thải. Tất cả các cơ sở sản xuất đều phải đăng ký nguồn thải với cơ quan quản lý môi trường của nhà nước. Các thông số về nguồn thải cần đăng ký tương tự như trình bày ở trên. Trong nhiều trường hợp, đối với các nguồn thải lớn và có tính nguy hại, các cơ quan quản lý môi trường cần tiến hành các thủ tục xem xét, thẩm định cẩn thận và cấp giấy phép thải cho các cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất phải đảm bảo thực hiện đúng các điều đã đăng ký hoặc khoản đã ghi trong giấy phép.

Tất cả các thông tin, số liệu về nguồn thải đã kiểm kê hoặc đăng ký cần được ghi thành văn bản sổ sách, được lưu trữ cẩn thận và thường xuyên được bổ xung cập nhật số liệu.

Trên cơ sở kiểm kê nguồn thải, cơ quan quản lý môi trường tiến hành xác định các khu vực có thể xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, các nguồn thải có

thể vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép để tập trung và quan tâm kiểm soát chúng.

Cơ quan kiểm soát môi trường sẽ định kỳ hay đột xuất tiến hành kiểm tra kiểm soát các nguồn thải trên, hoặc yêu cầu các cơ sở sản xuất tự kiểm tra kiểm soát, đánh giá môi trường của cơ sở mình và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.

Công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Các hoạt động kiểm tra, giám sát tập trung vào các vấn đề nóng, các vấn đề môi trường bức xúc như xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông, khu kinh tế trọng điểm, nhập khẩu phế liệu trái với quy định của Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 2/4/2004 về quy định bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc đã nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Đó là về nhận thức, cơ chế phối hợp tài chính, công nghệ xử lý và quỹ đất.

Về nhận thức, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về bảo vệ môi trường song nhìn chung nhận thức của người dân nói chung và của một số nhà quản lý, doanh nghiệp còn thấp. Nhiều địa phương, cơ sở chưa thực sự quan tâm, đôn đốc thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg nói riêng, pháp luật bảo vệ môi trường nước nói chung mà trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Trung ương.

Về cơ chế phối hợp, hiện chưa có cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm có hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát các điểm xả thải vào nguồn nước, đặc biệt đối với các cơ sở trực thuộc Trung ương nhưng nằm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố quản lý. Việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý đối với những cơ sở này thuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương song việc tổ chức triển khai các biện pháp này trong nhiều trường hợp lại phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của địa phương.

Về tài chính, hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm đều thiếu nguồn vốn để thực thi các biện pháp xử lý triệt để. Đây là khó khăn phổ biến và căn bản của quá trình thực

hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. Rất nhiều các cơ sở gây ô nhiễm có tên trong Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg là những cơ sở công ích không có nguồn thu như: các bãi rác, kho thuốc bảo vệ thực vật, điểm tồn lưu chất độc hoá do chiến tranh. Kinh phí để xử lý ô nhiễm đối với cơ sở này chủ yếu là đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ Tài chính vẫn chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ xử lý ô nhiễm đối với các cơ sở.

Về công nghệ xử lý, hiện nay trình độ công nghệ xử lý ở nước ta còn ở mức thấp trong khi việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đòi hỏi phải nắm vững và áp dụng các mô hình công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa bảo đảm hiệu quả hoạt động, đáp ứng được các tiêu chuẩn Việt nam về môi trường, đặc biệt trong một số ngành, lĩnh vực đặc thù. Hiện nay các cơ sở đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn và tiếp cận một số mô hình công nghệ về khử độc trong ô nhiễm đất do các kho thuốc bảo vệ thực vật gây ra, công nghệ xử lý ô nhiễm đối với các làng nghề, công nghệ xử lý nước thải cao su, xác định ngưỡng xử lý đối với việc khử độc các điểm tồn lưu chất độc da cam/dioxin.

Về quỹ đất, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc dành các quỹ đất cho các cơ sở phải di chuyển địa điểm. Các quỹ đất phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, phù hợp với quy hoạch lâu dài của địa phương. Tuy nhiên, đến nhu cầu dành cho việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm. Khắc phục khó khăn này đòi hỏi phải có thời gian dài trong khi nhu cầu về quỹ đất lại đang hết sức cấp thiết tại nhiều địa phương, đặc biệt là ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước do mình quản lý hoặc trực tiếp khai thác, sử dụng

Mỗi dòng sông, mỗi đoạn sông có một khả năng tự làm sạch khỏi những chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)