Quan điểm xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 83 - 86)

. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ủy ban lưu vực sông

3.1.1. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông

lưu vực sông

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo mô hình “Quản lý tổng hợp theo hệ thống lưu vực sông”, đây là mô hình quản lý tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả khai thác tài nguyên một cách tốt nhất mà vẫn có thể duy trì và bảo vệ môi trường.

Thông qua kinh nghiệm ở các nước khác trên thế giới và thực tế phát triển ở nước ta cho thấy: trên lưu vực sông, không thể chỉ quan tâm về quy hoạch phát triển và đầu tư các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước như trước đây, mà còn phải quan tâm một cách toàn diện đến các vấn đề quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước, chống suy thoái chất lượng nước, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ đầu nguồn lưu vực, dàn xếp các bất đồng trong sử dụng nước giữa các ngành, giữa các địa phương ở thượng và hạ lưu của lưu vực sông, bảo đảm tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người dân sở tại.

Qua thực trạng môi trường nước lưu vực sông đã phân tích tại những phần trên, việc trước tiên cần phải làm là xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông nhằm xây dựng một hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường cũng như quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên trong lưu vực sông.

Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cần quán triệt các quan điểm chủ yếu sau:

Phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và trên quy mô toàn cầu có thể trở thành hiện thực thông qua việc xây dựng xã hội phát triển bền vững. Đây là xã hội biết kết hợp hài hòa việc phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường nói chung, công tác bảo vệ môi trường nói riêng. Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững, bao gồm các nguyên tắc [17]: (i) tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; (ii) nâng cao chất lượng cuộc sống của con người; (iii) bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất; (iv) hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; (v) giữ vững trong khả năng chịu được của Trái đất; (vi) thay đổi thái độ và hành vi của con người; (vii) để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình; (viii) xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương.

. Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc gia- vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường

Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định.

Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực.

. Tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp

Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ... Mỗi một loại

biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ để bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp và chính sách lại có các thế mạnh riêng.

Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do vậy các biện pháp và công cụ bảo vệ môi trường áp dụng cần đa dạng và thích hợp với từng đối tượng.

. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm

Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Ngoài ra, khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường, lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh. Để loại trừ khỏi các ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều công sức và tiền của hơn với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

. Người gây ô nhiễm phải trả tiền – ppp (polluter pays principle)

Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế Cácbon...

Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.

Bảo vệ sông theo lưu vực là một hướng đi đúng theo xu thế thời đại, vì con sông có dòng chảy hòa nhập nối liền, không thể cắt ra theo địa lý hành chính riêng

lẻ. Tuy vậy, đây là công việc khó làm, phải làm lâu dài vì tính liên ngành, liên vùng vốn có của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)