3.3. Các khuyến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
3.3.3. Khuyến nghị nội dung cơ bản của Luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động vũ
hoạt động vũ trụ ở Việt Nam
3.3.3.1. Giải thích các khái niệm cơ bản
Hiện nay, trên thế giới cũng đang tồn tại những bất đồng xung quanh vấn đề cách sử dụng của nhiều thuật ngữ liên quan đến KKVT, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa khoảng không gian - môi trường hoạt động của phương tiện hàng không và KKVT - môi trường hoạt động của các phương tiện bay vũ trụ hiện vẫn
chưa được xác định rõ. Vì vậy, ngoài các khái niệm đang còn nhiều tranh cãi thì pháp luật Việt Nam cũng cần xác định rõ về cách sử dụng một số thuật ngữ như: KKVT; Công nghệ vũ trụ; Hoạt động công nghệ vũ trụ, các loại hoạt động công nghệ vũ trụ; Sử dụng KKVT.
3.3.3.2. Các nguyên tắc chung của hoạt động vũ trụ
Khoảng không vũ trụ được xem như là “lãnh thổ của toàn nhân loại”, vì vậy để xác định các nguyên tắc cho việc vận hành các hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam thì trước tiên phải lấy các nguyên tắc đã được ghi nhận trong điều ước quốc tế của LHQ làm nền tảng.
- Việc nghiên cứu và sử dụng KKVT, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác được tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế hay khoa học, và là lãnh thổ của toàn nhân loại.
- KKVT, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác, được tự do nghiên cứu, sử dụng vào mục đích hoà bình;
- Không được đưa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác vào vũ trụ;
- Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về hoạt động vũ trụ của các cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật các Hoạt động vũ trụ nếu được xây dựng sẽ phải cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản này và thể chế hóa thành các nguyên tắc hoạt động vũ trụ của VIệt Nam.
3.3.3.2. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động vũ trụ
Uỷ ban Vũ trụ của Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 1720/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ủy ban Vũ trụ
hợp giải quyết những vấn đề liên ngành trong việc thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020. Ủy ban Vũ trụ Việt Nam có con dấu và tài khoản riêng [16]. Đồng thời, Quyết định cũng quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam như sau:
“1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạch
và các biện pháp thực hiện Chiến lược cho từng thời kỳ.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hoà, phối hợp và đôn đốc các cơ quan có liên quan thực hiện Chiến lược.
3. Đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế về công nghệ vũ trụ.
4. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao”.
Thành viên của Ủy ban Vũ trụ là đại diện các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động CNVT như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…[16]. Tuy nhiên, thành viên của Ủy ban Vũ trụ lại không có sự tham gia của Đại diện Bộ tư pháp hoặc các nhà khoa học, các chuyên gia pháp lý. Đây là một thiếu sót cơ bản khi chức năng chủ yếu của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam là thực hiện Chiến lược công nghệ vũ trụ Việt Nam đến năm 2020, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện khung pháp lý của Việt Nam về sử dụng KKVT [13].
Để khắc phục hạn chế này, tại các điều khoản quy định về Cơ quan quản lý hoạt động vũ trụ trong Luật các Hoạt động vũ trụ chúng ta có thể bổ sung quy định:
“Chủ tịch Ủy ban vũ trụ có thể mời sự tham gia, tư vấn của các nhà khoa học,
chuyên gia pháp lý trong việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng và hoàn thiện khung
pháp luật vũ trụ của Việt Nam”. Thậm chí, học tập cơ cấu tổ chức của COPUOS có
quyền về việc ban hành các chính sách, pháp luật về vũ trụ bên cạnh Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật.
Tại phần II về cơ quan quản lý hoạt động vũ trụ của Luật các Hoạt động vũ trụ cũng cần xác định rõ quyền hạn của Chính phủ trong việc quản lý các hoạt động vũ trụ. Điều này rất cần thiết bởi Chính phủ là cơ quan hành pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực vũ trụ. Do đó cần giao cho Chính phủ các quyền sau: (1) Thực hiện chính sách quốc gia trong lĩnh vực hoạt động vũ trụ; (2) Điều phối hoạt động của các cơ quan hành pháp của quốc gia và các tổ chức tham tham gia vào hoạt động vũ trụ; (3) Xem xét và phê chuẩn Chương trình vũ trụ của quốc gia, các Chương trình vũ trụ dài hạn của quốc gia, chính sách nhà nước đối với việc nghiên cứu, sản xuất và lắp đặt kỹ thuật vũ trụ và các công trình kết cấu hạ tầng vũ trụ; (4) Phối hợp các vấn đề hợp tác quốc tế của quốc gia trong lĩnh vực hoạt động vũ trụ; (5) Ban hành trong phạm vi thẩm quyền của mình các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm và sử dụng (khai thác) kỹ thuật vũ trụ; (6) Bổ nhiệm các Uỷ ban nhà nước về thử kỹ thuật vũ trụ. Ngoài ra, cần phát huy vai trò của các tổ chức nghiên cứu khoa học CNVT như: Viện nghiên cứu vũ trụ, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng vũ trụ,…
Mô hình quản lý Nhà nước về hoạt động vụ trụ mà tác giả đề xuất xây dựng ở Việt Nam như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động CNVT và sử dụng KKVT. Uỷ ban Vũ trụ Việt Nam sẽ là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc quản lý. Tương tự như cơ cấu tổ chức của COPUOS, để giúp việc cho mình Ủy ban Vũ trụ sẽ thành lập hai tiểu bản đó là: Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động CNVT và sử dụng KKVT.
- Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý một số hoạt động CNVT có liên quan đến viễn thông, sử dụng tần số vô tuyến điện…
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động CNVT và sử dụng KKVT.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động CNVT và sử dụng KKVT tại địa phương.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành về các hoạt động CNVT là có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNVT theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sơ đồ 3.2. Cấu trúc cơ quan quản lý hoạt động vũ trụ ở Việt Nam (đề xuất)
Chính phủ
Ủy ban vũ trụ Quốc gia Bộ Khoa học
Công nghệ
Ủy ban nhân dân các cấp
Cơ quan quản lý Bộ Công nghệ
thông tin Các Bộ và cơ quan
ngang bộ khác
Tiểu ban pháp lý
3.3.3.3. Các quy định về cấp phép vũ trụ
Hiện nay, nếu căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì tất cả các cá nhân/tổ chức trong nước và nước ngoài đều có thể được cấp phép hoạt động này miễn là đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn và có đề án được chấp nhận; một số hoạt động nghiệp dư không nhằm mục đích lợi nhuận cũng có thể được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Điều đó thể hiện sự tự do và bình đẳng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có rất nhiều loại hình hoạt động CNVT và sử dụng KKVT chưa được điều chỉnh và sẽ được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật mà nằm ngoài các hoạt động hiện đã được biết đến (viễn thông, sử dụng tần số vô tuyến điện, đo đạc bản đồ…). Vì vậy, cần cân nhắc để dự liệu xem các hoạt động nào liên quan đến CNVT và sử dụng KKVT có thể được thực hiện bởi tất cả các chủ thể, các hoạt động nào cần phát huy vai trò của nhà nước và chỉ nên để nhà nước tiến hành. Ví dụ: Viễn thám (quan sát trái đất từ vũ trụ) chủ yếu dựa trên việc thu, xử lý và sử dụng các ảnh chụp trái đất từ vệ tinh là lĩnh vực nên dành riêng để cơ quan nhà nước tiến hành mà chưa nên có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bởi lẽ, công việc này phục vụ chủ yếu cho nghiên cứu khoa học, một số lĩnh vực quản lý và sản xuất thuộc các ngành đo đạc bản đồ… Nhưng ngược lại lĩnh vực ứng dụng CNVT trong thông tin liên lạc nên có sự tham gia của cả tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài để tranh thủ nhận chuyển giao công nghệ hiện đại về viễn thông từ nước ngoài.
3.3.3.4. Các quy định về phóng, thu hồi vật thể vũ trụ
Pháp luật Việt Nam về hoạt động vũ trụ cần có sự quy định trật tự cho phép tiến hành hoạt động vũ trụ vì các mục đích khoa học và kinh tế-xã hội. Việc cấp phép được tiến hành đối với mọi hoạt động vũ trụ của các tổ chức và công dân của nhà nước mình cũng như nước ngoài thuộc quyền tài phán của quốc gia nếu như hoạt động đó bao gồm sự thử nghiệm, sản xuất, lưu giữ, chuẩn bị cho việc phóng và phóng các phương tiện vũ trụ, đồng thời quản lý các chuyến bay vũ trụ. Việc tiến
hành hoạt động vũ trụ không có giấy phép của các tổ chức hoặc công dân, hoặc là sự vi phạm có chủ ý dù chỉ về các điều kiện cấp phép sẽ dẫn tới bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo luật định.
3.3.3.5. Các điều kiện kinh tế của hoạt động vũ trụ
Hoạt động vũ trụ là một hoạt động đặc thù đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, hạ tầng và tài chính. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay các dự án vũ trụ lớn chủ yếu được tiến hành bởi Nhà nước hoặc là các dự án hợp tác liên chính phủ. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trong tương lai, hoạt động này ở Việt Nam sẽ được mở rộng nhiều hơn tới các doanh nghiệp tư nhân, các thực thể tư, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, về cơ bản, nội dung các quy định của luật chuyên biệt liên quan tới các điều kiện kinh tế của hoạt động vũ trụ có thể được xây dựng theo hướng sau:
- Các hoạt động vũ trụ vì mục đích khoa học và kinh tế theo yêu cầu của Nhà nuớc sẽ đuợc cấp vốn trên cơ sở chuơng trình, chiến lược vũ trụ quốc gia và sẽ là 1 phần đặc biệt trong ngân sách quốc gia;
- Các hoạt động vũ trụ vì mục đích quốc phòng và an ninh của Việt Nam sẽ đuợc cấp vốn từ nguồn quỹ ngân sách nhà nuớc về quốc phòng.
- Các hoạt động vũ trụ được tiến hành bởi các thực thể tư vì mục đích dân sự, kinh tế, thương mại sẽ được tiến hành trên cơ sở nguồn tài chính của doanh nghiệp dưới sự cho phép và giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Vấn đề cho vay và đầu tư nuớc ngoài đối với các hoạt động vũ trụ liên quan tới chuơng trình vũ trụ Quốc gia sẽ đuợc Nhà nước bảo đảm sao cho phù hợp với luật pháp hiện hành.
3.3.3.6. Đảm bảo an toàn cho các hoạt động vũ trụ
Để bảo đảm an toàn cho các phương tiện, con người và các cơ sở vật chất, hạ tầng , pháp luật Việt Nam cần có các quy định về vấn đề bảo đảm an toàn trong các hoạt động vũ trụ. Trong đó, trước hết cần nhấn mạnh nguyên tắc: bất kỳ hoạt động
vũ trụ nào cũng phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu an toàn được quy định trong các luật và các văn bản pháp luật của quốc gia.
Ngoài ra, hoạt động vũ trụ cần phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo an toàn cho môi trường vũ trụ và khoảng không gian quanh Trái đất.
Pháp luật cũng cần có quy định về các vấn đề như: Thông báo, khắc phục sự cố; Điều tra nguyên nhân của sự cố; Trách nhiệm pháp lý của cá nhân, pháp nhân, nhà nước khi gây ra sự cố trong KKVT, trên lãnh thổ Việt Nam, và trong các phương tiện vũ trụ của Việt Nam.
3.3.3.7. Quy định về bảo hiểm, bồi thƣờng và trách nhiệm pháp lý
Qua nghiên cứu hệ thống pháp luật vũ trụ các quốc gia điển hình trên thế giới có thể nhận thấy vấn đề trách nhiệm pháp lý liên quan đến hoạt động vũ trụ được quy định ở mỗi quốc gia có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật vũ trụ ở hầu hết các nước đều tập trung vào hai trách nhiệm chính: trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) và trách nhiệm hình sự. Tại Việt Nam, trách nhiêm hành chính khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, Luật chuyên biệt về hoạt động vũ trụ cần có thêm một số quy phạm pháp luật quy định về hình thức trách nhiệm này. Như vậy, có 3 hình thức trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi nếu một chủ thể vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động vũ trụ, cụ thể:
(1) Trách nhiệm dân sự: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia bị thiệt hại. Nhưng lưu ý theo
Công ước Trách nhiệm 1972 thì “Quốc gia phóng phương tiện vũ trụ chịu trách
nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra bởi phương tiện vũ trụ trên bề mặt trái
đất hoặc tàu vũ trụ khi đang bay…”. Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức
Việt Nam gây thiệt hại cho lợi ích của các cá nhân, tổ chức của quốc gia khác (lợi ích tư) hoặc gây thiệt hại cho lợi ích của chính quốc gia đó (lợi ích công) thì Nhà nước Việt Nam sẽ đứng ra bồi thường thiệt hại. Do đó trách nhiệm dân sự nếu được quy định trong Luật Vũ trụ Việt Nam sẽ không đặt ra quan hệ bồi thường trực tiếp
chỉnh trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức Việt Nam với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã đứng ra bồi thường cho quốc gia khác.
( 2) Trách nhiệm hành chính: Là hậu quả của việc cá nhân, tổ chức bị xử lý hành chính do vi phạm các quy định của Luật về hoạt động vũ trụ Việt Nam. Khác với trách nhiệm dân sự nêu trên, trách nhiệm hành chính đặt trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cũng như chế tài với người vi phạm trong lĩnh vực hoạt động CNVT và sử dụng KKVT cần được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt, có thể là: Nghị định của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vũ trụ.
(3) Trách nhiệm hình sự: Khi hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng và đủ