2.5. Nhận định những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật
2.5.1. Phạm vi điều chỉnh
Hầu hết pháp luật vũ trụ ở các quốc gia đều khẳng định phạm vi điều chỉnh của đạo luật vũ trụ là các “hoạt động vũ trụ”. Trong số những quốc gia được nghiên cứu, định nghĩa về hoạt động vũ trụ được đề cập tới ở các điều khoản thuộc các đạo luật như sau: LBN ( Điều 2 – Luật về Hoạt động vũ trụ); Ukraine ( Điều 1 – Luật về Hoạt động vũ trụ 1996); Hoa Kỳ (Chương 103 đoạn 1 Luật Hàng không Vũ trụ năm 1958, sửa đổi năm 2000) và Indonesia (Điều 1, Dự thảo lần 3 Luật vũ trụ). Tuy nhiên không phải quốc gia nào có pháp luật về KKVT cũng đều quy định giống
nhau định nghĩa về hoạt động vũ trụ mà tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức độ tham gia vào các hoạt động vũ trụ của từng quốc gia, cụ thể:
Tại Điều 2 của Luật về Hoạt động vũ trụ của LBN đã đưa ra khái niệm “hoạt động vũ trụ” như sau:
“Hoạt động vũ trụ được định nghĩa là bất kỳ hoạt động nào trực tiếp liên quan đến các hoạt động thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và những hành tinh khác, hoạt động vụ trụ bao gồm: Các nghiên cứu vũ trụ; Viễn thám trái đất từ khoảng không vũ trụ, bao gồm: quan sát môi trường và khí tượng; Sử dụng đường bay, các hệ thống vệ tinh về đo đạc và trắc địa; Du hành vũ trụ; Chế tạo các loại vật liệu và các sản phẩm khác trong khoảng không vũ trụ; Những loại hoạt động khác được thực hiện với sự giúp đỡ của công nghệ vũ trụ.
Hoạt động vũ trụ bao gồm việc sáng tạo (phát triển – nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm) cũng như sử dụng và chuyển giao công nghệ vũ trụ, kỹ thuật về vũ
trụ và các sản phẩm, dịch vụ khác cần thiết cho việc thực hiện hoạt động vũ trụ”.
Sắc luật của Ukraina về hoạt động vũ trụ 15/11/1996, Luật của Hà Lan, Luật Thương mại Vũ trụ Hoa Kỳ 1998 cũng đưa ra khái niệm về hoạt động vũ trụ. Tuy nhiên, các đạo luật này không dành một điều riêng như Luật về hoạt động vũ trụ của Nga, mà quy định ngay tại phần giải thích từ ngữ, cụ thể:
“Hoạt động vũ trụ là việc nghiên cứu vũ trụ mang tính khoa học, thiết kế và
ứng dụng công nghệ vũ trụ và việc sử dụng khoảng không vũ trụ”. (Điều 1 Sắc luật
của Ukraina)
“Các hoạt động vũ trụ: phóng, triểu khai phóng, dẫn đường các vật thể vũ
trụ trong không gian” (Điều 1 Luật của Hà Lan).
“Thuật ngữ các hoạt động có liên quan tới vũ trụ” gồm có nghiên cứu và phát triển, chế tạo, gia công, dịch vụ, và các hoạt động phụ trợ và giúp đỡ khác”
Bên cạnh đó, trong pháp luật một số quốc gia hoàn toàn thiếu vắng sự giải thích khái niệm “hoạt động vũ trụ” như Argentina, mà chỉ gián tiếp đề cập thông qua quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc “thực hiện, kiểm tra giám sát và quản lý hành chính đối với các dự án và các công việc được thực hiện trong lĩnh vực vũ trụ” (Điều 2 Nghị định số 995/91 ngày 03/06/1991 về việc Thành lập Ủy ban Quốc gia về các hoạt động vũ trụ). Mặc dù, có rất nhiều khái niệm khác nhau đã được đưa ra. Tựu chung lại, có thể chia các lĩnh vực của hoạt
động vũ trụ như sau:Khai thác, sử dụng vũ trụ từ góc độ an ninh quân sự; Khai
thác, sử dụng vũ trụ từ góc độ dân sự; Khai thác, sử dụng vũ trụ từ góc độ thương
mại.
2.5.2. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động vũ trụ
Thông thường, trong các đạo luật chính về vũ trụ, các quốc gia đều xác định chức năng quyền hạn, nhiệm vụ của một cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động vũ trụ. Tuy nhiên do phương pháp và cách thức quản lý của các quốc gia khác nhau mà địa vị pháp lý và mô hình tổ chức của cơ quan này cũng có sự khác biệt. Qua nghiên cứu, có thể đưa ra hai mô hình tổ chức như sau:
Thứ nhất, thiết chế được thiết lập dưới mô hình Ủy ban bao gồm các thành viên đến từ cơ quan thuộc bộ máy Chính phủ với chức năng quản lý, điều phối các hoạt động vũ trụ chung liên quan đến vấn đề ứng dụng CNVT thuộc các lĩnh vực của các Bộ, ngành quản lý. Mô hình này chủ yếu được áp dụng tại các quốc gia chưa phải là cường quốc về vũ trụ và có trình độ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật vũ trụ còn ở mức độ hạn chế chủ yếu là các hoạt động ứng dụng CNVT trong phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia áp dụng mô hình này có Argentina với Ủy ban các hoạt động vũ trụ quốc gia (Comisión Nacional de Actividades Espaciales CONAE), hay Thụy Điển với Ủy ban vũ trụ quốc gia (Swedish National Space Board - SNSB). Tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia mà quy chế quy định về chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan này có những đặc điểm khác biệt, song hầu hết các cơ quan này đều có một số chức năng, quyền hạn chính sau: Hoạch định chính
sách, dự thảo hoặc ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền; Thực hiện hoạt động cấp phép, kiểm tra, xử lý vi phạm; Điều phối các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng CNVT của các cơ quan thuộc Chính phủ và các thực thể khác.
Thứ hai, thiết chế quản lý Nhà nước được giao cho một cơ quan riêng biệt, thuộc bộ máy Chính phủ. Mô hình này chủ yếu phổ biến ở các quốc gia là cường quốc về vũ trụ hoặc có trình độ khoa học công nghệ cao liên quan đến hoạt động vũ trụ như: Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia của Hoa Kỳ (NASA), Cơ quan vũ trụ Nga (Russian Federal Space Agency - RSA), Cơ quan vũ trụ của Ukraine (National Space Agency of Ukraine - UNSA) hay Cơ quan vũ trụ của Nhật Bản (Japan Aerospace Exploration Agency - JAXA). Tùy thuộc vào vấn đề thể chế, cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước mà cơ quan này có địa vị pháp lý là cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hay thuộc một Bộ. Chức năng nhiệm vụ của cơ quan này có thể bao trùm hầu hết các các hoạt động quản lý đối với hoạt động vũ trụ như RSA của Nga, UNSA của Ukraine hoặc chỉ được xác định trong một số phạm vi nhất định như trường hợp của Hoa Kỳ khi giao thẩm quyền cấp phép, giám sát các hoạt động vũ trụ cho 3 cơ quan khác nhau là Ủy ban Viễn thông quốc gia liên quan đến các hoạt động sử dụng vũ trụ cho viễn thông, Bộ Thương mại – Cục Đại dương và Khí quyển đối với các hoạt động viễn thám Trái đất từ không gian và NASA đối với các hoạt động phóng và điều khiển vật thể vũ trụ trong không gian cũng như đưa vật thể vũ trụ quay trở lại Trái đất. Ngoài ra, một số các quốc gia cũng xác định chức năng tham gia quản lý Nhà nước về hoạt động vũ trụ cho một hoặc một số Bộ, ngành như Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng,…
2.5.3. Vấn đề cấp phép và giám sát hoạt động vũ trụ
Bản chất của vấn đề cấp phép cho các hoạt động vũ trụ xuất phát từ chính khả năng gây nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe, an toàn cho con người và tài sản khi thực hiện các hoạt động này mà không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm an toàn, an ninh chung cho cộng đồng, việc xem xét khả năng đáp ứng các điều kiện trước
khi thực hiện một số hoạt động nhất định là cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho phép thực hiện các hoạt động vũ trụ hay không phải thông qua quá trình đánh giá, kiểm định theo các chuẩn mực cụ thể được hầu hết các quốc gia thừa nhận áp dụng bằng cơ chế cấp phép. Bằng chứng của việc đáp ứng được các yêu cầu cấp phép thường được thể hiện qua một tài liệu do cơ quan Nhà nước tiến hành kiểm tra đánh giá cấp với nhiều tên gọi khác nhau: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ,…
Tuy nhiên, xác định các hoạt động nào phải được cấp giấy phép thường xuất phát từ nghĩa vụ quốc tế và năng lực giám sát của từng quốc gia đối với hoạt động vũ trụ. Thông thường pháp luật vũ trụ của các nước đều có quy định về cấp phép cho các hoạt động liên quan đến quá trình thiết kế, sản xuất, đưa vật thể vũ trụ vào KKVT, điều khiển vật thể vũ trụ, khai thác sử dụng vật thể vũ trụ và đưa nó trở lại Trái đất. Một số cường quốc về vũ trụ có khả năng làm chủ khoa học công nghệ như vệ tinh, trạm không gian, tàu vũ trụ, tên lửa đẩy, thiết bị phóng và các trạm điều khiển mặt đất thường có các quy định về điều kiện cấp phép rất chi tiết cho từng loại hoạt động hoặc từng sản phẩm ứng dụng CNVT. Trên thực tế, ngoài Nga, Hoa Kỳ, Australia có các yêu cầu cụ thể trong điều kiện cấp giấy phép cho một số hoạt động vũ trụ, hầu hết pháp luật các quốc gia còn lại chỉ xác định nguyên tắc “các hoạt động vũ trụ phải được cấp phép và giám sát”. Đây thực chất là việc nội luật hóa Điều 6 Hiệp ước Vũ trụ 1967 bằng việc ghi nhận một cách phổ biến nguyên tắc cấp phép và giám sát hoạt động vũ trụ trong pháp luật quốc gia.
Ngoài ra, vấn đề về bảo hiểm hoặc nghĩa vụ chứng minh năng lực tài chính cũng được ghi nhận trong pháp luật đa số các quốc gia trong quá trình xem xét cấp phép. Các quy định này được thiết kế nhằm bảo đảm quốc gia có thể lấy lại được các khoản bồi hoàn trong trường hợp các thực thể tư có các hoạt động vũ trụ gây thiệt hại không có khả năng hoàn trả. Đa số các quốc gia lựa chọn yêu cầu người được cấp giấy phép phải mua bảo hiểm trách nhiệm của mình như là một điều kiện bắt buộc để được cấp và duy trì hiệu lực của giấy phép. Tuy nhiên Hoa Kỳ cho phép người được cấp phép chứng minh năng lực tài chính bảo đảm đáp ứng được nghĩa vụ trong trường hợp phát sinh thiệt hại phải bồi thường.
Trách nhiệm giám sát các hoạt động vũ trụ đã được cấp phép là hệ quả tất yếu xuất phát từ mục tiêu quá trình cấp phép của Nhà nước. Để duy trì được việc kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các hoạt động vũ trụ, pháp luật hầu hết các quốc gia đều có các quy định về giám sát hoạt động vũ trụ nhằm đảm bảo có được nguồn thông tin một cách chính xác, kịp thời. Các quy định này chủ yếu tập trung vào nghĩa vụ cung cấp thông tin định kỳ của người được cấp phép hoạt động vũ trụ. Các loại thông tin này thông thường là các thông số về quỹ đạo, tần số liên lạc chỉ huy, tải trọng hữu ích, kết hoạch sản xuất, lắp ráp phương tiện phóng….
Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều sử dụng cơ chế ràng buộc các trách nhiệm. Mặc dù mỗi quốc gia có các cách quy định khác nhau (ví dụ: các hành vi tội phạm của Nga được đặt trong Bộ luật Hình sự, còn hệ thống pháp luật Anh, Hoa Kỳ thì xác định luôn hình thức và mức độ xử lý thậm chí về hình sự trong cùng một văn bản) nhưng cơ chế ràng buộc trách nhiệm chủ yếu là xử phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép. Ngoài ra, đối với những vi phạm nghiêm trọng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.5.4. Đăng ký vật thể vũ trụ
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chuyển hóa khái niệm vật thể vũ trụ từ Công ước Đăng ký 1975 vào pháp luật quốc gia, tuy nhiên Hoa Kỳ trong văn bản gốc bằng tiếng Anh, thuật ngữ “vật thể vũ trụ” (space object) không được sử dụng mà thay vào đó là sự phân loại cụ thể các vệ tinh, phương tiện phóng, phương tiện mang vệ tinh (thực chất là vật thể vũ trụ theo định nghĩa của LHQ) trở lại Trái đất.
Các quy định về vấn đề đăng ký trong pháp luật một số quốc gia còn tách riêng thành một văn bản độc lập. Trong văn bản pháp luật này thường đề cập đến việc thiết lập cơ quan đăng ký quốc gia và xác định cơ quan quản lý Nhà nước giám sát các hoạt động vũ trụ xuất phát từ Hiệp ước Vũ trụ 1967 và Công ước Đăng ký 1975. Các nội dung bắt buộc phải đăng ký là sự cụ thể hóa khoản 1 Điều 4 của Công ước Đăng ký 1975, cụ thể: Tên quốc gia phóng hành; Tên gọi hoặc số đăng ký
của vật thể vũ trụ; Ngày và vị trí hoặc lãnh thổ phóng hành; Các thông số cơ bản về quỹ đạo và chức năng khái quát của vật thể vũ trụ như: chu kỳ trên quỹ đạo, độ nghiêng của quỹ đạo, viễn điểm và cận điểm.
Ngoài ra một số quốc gia yêu cầu các thông tin bổ sung khác liên quan đến trọng lượng của vật thể vũ trụ hoặc đánh giá an toàn trong trường hợp sử dụng năng lượng hạt nhân. Vấn đề xử lý đăng ký các vật thể vũ trụ sau khi đã quay lại khí quyển Trái đất với khả năng thay đổi các thông tin theo đăng ký ban đầu và vấn đề tiếp cận các thông tin đăng ký cũng đã được pháp luật một số quốc gia đề cập, giải quyết.
2.5.5. Các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
Các quy định về vấn đề này nhìn chung đều được pháp luật các quốc gia nội luật hóa từ Điều 7 của Hiệp ước Vũ trụ 1967 và Công ước Trách nhiệm 1972. Vì vậy đa số các quốc gia đều quy định vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Quốc gia sẽ phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do các phương tiện vũ trụ của mình gây ra trên lãnh thổ quốc gia hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp thiệt hại xuất hiện không có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Ngoài việc xác định chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật quốc gia còn quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành việc đồi bồi thường thiệt hại do các phương tiện vũ trụ thuộc quyền tài phán và kiểm soát của quốc gia gây ra. Pháp luật một số nước quy định rất cụ thể giới hạn mức bồi thường nhất định cho từng hoạt động và thiệt hại gây ra theo từng loại chủ thể nhất định (ví dụ như pháp luật của Hoa Kỳ, Hàn Quốc).
Vị trí của những quy định này trong hệ thống pháp luật vũ trụ của mỗi quốc gia là khác nhau. Có quốc gia đặt các quy định liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong đạo luật chung điều chỉnh hoạt động vũ trụ (ví dụ như LBN, Ukriane). Tuy nhiên, có một số quốc gia rất quan tâm đến vấn đề này và xây dựng một văn bản pháp lý riêng điều chỉnh (ví dụ như Nhật Bản).
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT SỬ DỤNG KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH CỦA VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình
3.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ ở Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh bằng chính sách, pháp luật cầu điều chỉnh bằng chính sách, pháp luật
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của ngành CNVT, các ngành ứng dụng CNVT cũng có những bước tiến vượt bậc đem lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Các ngành như: bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình, khí tượng - thuỷ văn, tài nguyên – môi trường, nông nghiệp, nông sản, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và nhiều ngành khác rất