Uỷ ban sử dụng KKVT vào mục đích hoà bình (COPUOS) là cơ quan được LHQ giao cho nhiệm vụ thảo luận về các vấn đề pháp lý nảy sinh từ các hoạt động sử dụng KKVT. Thực hiện nhiệm vụ này, Tiểu ban Pháp lý của COPUOS đang tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các điều ước quốc tế về vũ trụ; Sự nở rộ của các điều ước quốc tế đa phương, song phương về ứng dụng CNVT vào các mục đích hoà bình; Xác định ranh giới vũ trụ và sử dụng quỹ đạo địa tĩnh; xử lý rác thải vũ trụ; Xem xét lại các nguyên tắc sử dụng năng lượng hạt nhân trong KKVT; Ngăn chặn chạy đua vũ trang trong KKVT;...[5]
1.6.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các điều ƣớc quốc tế về vũ trụ
Nhìn chung, các nước thành viên của COPUOS đều cho rằng hệ thống điều ước quốc tế về vũ trụ hiện hành là cơ sở rất căn bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ hoặc liên quan đến vũ trụ. Vì vậy, việc thúc đẩy các quốc gia thành viên tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết quy định trong điều ước đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm rằng KKVT chỉ được sử dụng vào mục đích hoà bình [5].
Cho đến tháng 1 năm 2010, Hiệp ước Vũ trụ 1967, đã có 100 thành viên; Hiệp định Cứu hộ 1968 có 91 thành viên; Công ước Trách nhiệm 1972 có 88 thành viên; Công ước Đăng ký 1975 có 53 thành viên; Hiệp định Mặt trăng 1979 có 13 thành viên. Như vậy, còn nhiều nước trên thế giới chưa là thành viên của các điều ước quốc tế nói trên. Trên cơ sở nhận thức rằng việc đông đảo các nước trên thế giới tham gia các điều ước quốc tế về vũ trụ sẽ góp phần tăng cường hiệu lực của chế độ pháp lý quốc tế về vũ trụ, COPUOS luôn đặt cuộc vận động các nước tham gia các điều ước quốc tế nói trên là một trong các trọng tâm trong chương trình hoạt động của mình.
Khoá họp lần thứ 50 của Đại hội đồng COPUOS diễn ra tại Viên vào tháng 6 năm 2007, đại diện của một số quốc gia thành viên phát biểu cho rằng chế độ pháp lý quốc tế về vũ trụ còn một số khiếm khuyết, đặc biệt là trong các quy định về phi quân sự hoá vũ trụ. Họ đặt vấn đề: có lẽ đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần xem xét khả năng xây dựng một công ước toàn diện, có tính phổ cập toàn cầu về sử dụng KKVT vào các mục đích hoà bình trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về vũ trụ hiện hành [4]. Ý kiến này được đại diện nhiều nước đang phát triển ủng hộ, nhưng Hoa Kỳ và một số cường quốc vũ trụ kiên quyết bác bỏ. Họ không chấp nhận bất kỳ sáng kiến nào về soạn thảo thêm các điều ước quốc tế mới nhằm kiểm soát các hoạt động quân sự trên vũ trụ của mình. Như vậy, việc hình thành một công ước toàn diện về vũ trụ, trong đó bao
gồm những quy định về chống đưa vũ khí vào vũ trụ và ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ, khó khả thi trong những năm tới [5].
1.6.2. Thiết lập tiêu chuẩn cụ thể trong các điều ƣớc quốc tế về vũ trụ
Năm điều ước quốc tế về vũ trụ đã đưa ra các nguyên tắc và quy phạm pháp
lý quốc tế cơ bản nhất nhưng không kèm theo những tiêu chuẩn và thủ tục cụ thể để có thể kiểm soát các hoạt động trên vũ trụ một cách có hiệu quả. Đây chính là điểm yếu nhất của các điều ước quốc tế về vũ trụ. Chẳng hạn, Điều 9 của Hiệp ước Vũ trụ 1967 yêu cầu các quốc gia “thông qua các biện pháp thích hợp” nhằm tránh những ô nhiễm độc hại cho Trái đất và môi trường ngoài KKVT trong khi tiến hành các hoạt động vũ trụ. Tuy nhiên, Hiệp ước không khuyến nghị các biện pháp cụ thể cần tiến hành. Hơn nữa, điều khoản này cũng không thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là ô nhiễm độc hại, thế nào là thay đổi bất lợi hoặc thế nào là sự can thiệp có hại đối với với Trái đất và môi trường của Trái đất. Trong Công ước Trách nhiệm, các thủ tục cụ thể về bồi thường cũng không được thiết lập, làm cho việc thực hiện trách nhiệm bối thường đối với những tổn hại do các vật thể phóng vào vũ trụ gây ra không phải là dễ dàng [5].
Vì vậy, trong tương lai, COPUOS có thể theo gương một số cơ quan chuyên môn của LHQ chẳng hạn như Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (International Maritime Organization - IMO), và đặc biệt là Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization - ICAO), tìm cách hình thành các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế cụ thể. Một nhóm các chuyên gia gồm các nhà khoa học và luật sư có thể được thành lập để cùng nhau thảo luận vấn đề này. Nhóm này sẽ xây dựng các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế trong các lĩnh vực như: môi trường KKVT và môi trường Trái đất, các mảnh vụn vũ trụ, bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên vũ trụ, tìm kiếm và cứu nạn, hoạt động của tàu vũ trụ, giao thông trên vũ trụ ... Biện pháp này sẽ cho phép Luật Vũ trụ quốc tế theo kịp những phát triển nhanh chóng của việc ứng dụng kỹ thuật và khoa học vũ trụ [5].
1.6.3. Xác định một ranh giới vũ trụ thống nhất
Năm 2003, Đại hội đồng LHQ đã thông qua khuyến nghị của COPUOS trong khoá họp thường niên thứ 43 về việc định nghĩa và xác định ranh giới KKVT [32]. Khuyến nghị này được đưa ra theo yêu cầu của nhiều nước thành viên COPUOS với lập luận cho rằng cần phải tiến hành định nghĩa và xác định ranh giới vũ trụ cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và CNVT. Không những thế, đây còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với vùng trời nhằm giảm bớt những tranh chấp giữa các quốc gia có thể nảy sinh trong tương lai. COPUOS đã thành lập một Nhóm làm việc để thực thi khuyến nghị trên của Đại hội đồng LHQ. Trong những năm vừa qua, vấn đề này luôn được đưa vào chương trình nghị sự thường niên của Tiểu ban Pháp lý và của Đại hội đồng COPUOS [5].
Năm 2010, COPUOS đã gửi tài liệu số A/AC.105/865/Add.7 đến tất cả các
quốc gia có tên “hệ thống pháp luật quốc gia và thực tiễn quốc gia liên quan đến
khái niệm và sự phân định khoảng không vũ trụ”. Với tài liệu này COPUOS hy
vọng có thể tập hợp được quan điểm của các quốc gia trong việc xác định ranh giới vụ trụ, từ đó xây dựng một quy tắc pháp lý chung liên quan đến vấn đề này.
1.6.4. Thay đổi cơ chế về sử dụng quỹ đạo địa tĩnh
Năm 1976 khi tám nước châu Phi tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần quỹ đạo địa tĩnh nằm phía trên lãnh thổ của họ đã khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là các cường quốc vũ trụ, phản đối mạnh mẽ vì cho rằng tuyên bố trên không phù hợp với Điều 1 và 2 của Hiệp ước Vũ trụ 1967. Theo đó, Điều 1 và Điều 2 quy định các quốc gia không được chiếm hữu bất kỳ phần nào của KKVT, trong đó có các vị trí trên quỹ đạo địa tĩnh.
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ này, tại COPUOS về cơ bản không còn những tranh chấp về chủ quyền đối với quỹ đạo địa tĩnh nhưng lại nổi lên các tranh cãi về tính hợp lý của việc phân bổ và sử dụng các vị trí trên quỹ đạo địa tĩnh. Nhiều nước đang phát triển cho rằng quỹ đạo địa tĩnh là một nguồn tài nguyên hạn chế và là tài sản chung của nhân loại, vì vậy, sử dụng quỹ
đạo địa tĩnh phải hợp lý và phải dành cho tất cả các nước trên thế giới cơ hội tiếp cận quỹ đạo địa tĩnh với điều kiện công bằng, có tính đến nhu cầu và lợi ích của các nước đang phát triển cũng như vị trí địa lý của một số nước. Họ cho rằng cách thức phân bổ các vị trí trên quỹ đạo địa tĩnh hiện nay của Tổ chức Viễn thông quốc tế (ITU) theo nguyên tắc “ai đến trước dùng trước” là bất lợi cho các nước đang phát triển và có lợi cho những nước có khả năng phóng vệ tinh nhân tạo. Trong khi đó các nước phát triển lại tỏ ra hài lòng với chế độ quản lý hiện hành đối với quỹ đạo địa tĩnh. Họ cho rằng chế độ quản lý và cách thức phân bổ các vị trí trên quỹ đạo địa tĩnh hiện nay đã tính đến đầy đủ lợi ích của tất các nước trong việc sử dụng quỹ đạo địa tĩnh và các dải tần số [5].
Xuất phát từ nhu cầu của các quốc gia đang phát triển và theo khuyến nghị của COPUOS, năm 2003 Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết yêu cầu COPUOS chỉ đạo Tiểu ban Pháp lý tiến hành nghiên cứu về đặc điểm của quỹ đạo địa tĩnh, xem xét các cách thức và biện pháp bảo đảm sử dụng hợp lý và công bằng quỹ đạo địa tĩnh mà không làm phương hại đến vai trò của ITU [33]. Hiện nay, Ban Thư ký của COPUOS đang thảo luận với ITU để tìm giải pháp hợp lý cho vấn đề này. Để có thể được các nước chấp nhận rộng rãi, giải pháp cho vấn đề sử dụng quỹ đạo địa tĩnh trong tương lai có thể sẽ tính nhiều hơn đến lợi ích của các nước đang phát triển.
1.6.5. Sửa dổi các nguyên tắc liên quan đến sử dụng nguồn năng lƣợng hạt nhân ngoài khoảng không vũ trụ
Trước thực trạng nguồn năng lượng hạt nhân có xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên KKVT và trên cơ sở khuyến nghị của COPUOS, vào năm 2003 Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết 58/89 trong đó yêu cầu COPUOS tiến hành nghiên cứu, xem xét khả năng sửa đổi các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân trên KKVT.
Do tính phức tạp và sự khác biệt sâu sắc giữa quan điểm của các nước, sau nhiều phiên họp Tiểu ban Pháp lý và Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật của COPUOS
vẫn chưa đạt được những tiến bộ nào trong việc giải quyết các vấn đề trên. Hiện nay, hai tiểu ban này đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency - IAEA) nghiên cứu một khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trên vũ trụ. Có nhiều khả năng, tiểu ban sẽ đi theo hướng nâng cấp các nguyên tắc về sử dụng nguồn năng lượng trên vũ trụ nêu trong Nghị quyết 47/68 đã được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1992 và pháp điển hoá chúng thành các nguyên tắc và quy phạm của luật pháp quốc tế [5].
1.6.6. Thiết lập cơ chế pháp lý nhằm xử lý rác thải vũ trụ
Rác thải vũ trụ đang là một trong những thách thức đối với cộng đồng quốc tế. Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (The National
Aeronautics and Space Administration - NASA) đã cảnh báo “Hiện có hơn 9.000
mảnh "rác thải" vũ trụ, đa phần là các mảnh vỡ từ các vụ nổ vệ tinh, với tổng khối lượng khoảng 5.500 tấn đang bay theo quỹ đạo của Trái đất và có thể rơi xuống
Trái đất bất cứ lúc nào”. Theo một báo cáo khoa học của NASA đăng trên tạp chí
Khoa học Hoa Kỳ số ra ngày 20/1, thì hiện nay chúng ta không đủ điều kiện về cả kỹ thuật và kinh tế để "quét dọn" số rác trên, cho dù ngành hàng không vũ trụ thế giới ngừng phóng những tàu vũ trụ mới. Số rác thải vũ trụ nói trên rất nguy hiểm vì chúng gây ô nhiễm môi trường vũ trụ; đồng thời cũng có thể gây tai nạn cho các vật thể mà con người phóng vào vũ trụ và gây tổn hại cho người, tài sản trên mặt đất.
Để có thể giảm nhẹ những tổn hại do rác thải vũ trụ gây ra và có cơ sở giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh, một số nước thành viên đang phát triển yêu cầu COPUOS xem xét khả năng soạn thảo một thoả thuận quốc tế về xử lý rác thải vũ trụ có tính ràng buộc cao hơn; đồng thời cho rằng thoả thuận đó phải được xây dựng trên nguyên tắc: những nước đưa nhiều rác thải vào vũ trụ phải có trách nhiệm xử lý các rác thải đó
1.6.7. Thúc đẩy phi quân sự hoá vũ trụ
Nhìn theo góc độ lịch sử, các hoạt động vũ trụ từ trước đến nay chỉ giới hạn trong lĩnh vực thăm dò khoa học, thương mại, liên lạc và điều hướng quân sự, cũng như thu thập thông tin tình báo và xác minh sự tuân thủ của các quốc gia đối với các điều ước về kiểm soát vũ khí. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không gian nay đã trở thành một phần không thể tách rời của các hoạt động quân sự, đặc biệt là ở phương Tây. Sau khi diễn ra việc Hoa Kỳ và Trung Quốc dùng tên lửa phá hủy các vệ tinh bị trục trặc kỹ thuật, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các quốc gia khác cũng có thể phát triển những khả năng chống vệ tinh như thế và sử dụng không gian vào mục đích quân sự.
Cho đến nay đã có hơn 130 nước tham gia các hoạt động trên vũ trụ. Hầu hết các nước, nhất là các nước lớn, các nước có khả năng khám phá vũ trụ đều tuyên bố không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa vũ trụ. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động của họ trong những thập niên gần đây lại gây lo ngại sâu sắc cho nhân loại, bằng việc gia tăng các hoạt động được gọi là “bảo vệ các vệ tinh và phi thuyền của họ trong không gian vũ trụ”; từ chối không tham gia vào hiệp ước cấm quân sự hóa vũ trụ,…Vì vậy, chống chạy đua vũ trang trên vũ trụ và quân sự hoá vũ trụ là một yêu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế. Luật Vũ trụ trong thế kỷ 20 đã đặt ra các nguyên tắc pháp lý về việc cấm quân sự hóa vũ trụ. Vấn đề đặt ra cho cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 21 là thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc này bằng cách xây dựng những cơ chế cần thiết để thực thi có hiệu quả các nguyên tắc trên.
Vào cuối thế kỷ 20, Đại hội đồng LHQ trong các khoá họp năm 2000 và những năm tiếp theo đã thông qua một số nghị quyết về ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ, kêu gọi các quốc gia chỉ sử dụng KKVT vào mục đích hoà bình. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, cộng đồng quốc tế đã có một vài nỗ lực thúc đẩy việc phi quân sự hóa vũ trụ. Tại cuộc họp khóa 43 (năm 2004) của COPUOS tổ chức tại Viên, một số nước đề nghị xem xét ký kết một hiệp ước quốc tế không đưa vũ khí vào vũ trụ. Trong các cuộc họp của Hội nghị về giải trừ quân bị tại Giơnevơ,
Trung Quốc, Nga, Indonesia, Belarus, Zimbabwe và Syria cũng đưa ra một đề nghị tương tự. Đáng tiếc là những nỗ lực trên chưa đưa lại một kết quả đáng kể nào do một số cường quốc vũ trụ ngăn cản [5].
Như vậy, trong những năm tới khó có thể đạt được những tiến bộ thực chất nào trong việc củng cố chế độ pháp lý quốc tế về phi quân sự hoá vũ trụ. Tuy vậy, trước các nguy cơ của các cuộc chạy đua vũ trang trên vũ trụ trong tương lai, đến một lúc nào đó cộng đồng quốc tế có lẽ sẽ phải xem xét đến một hiệp ước về an ninh chung trong vũ trụ trong đó có thể bao gồm một số nguyên tắc lớn như: Hợp