Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam về sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ (Trang 101)

dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình

3.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ ở Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh bằng chính sách, pháp luật cầu điều chỉnh bằng chính sách, pháp luật

Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của ngành CNVT, các ngành ứng dụng CNVT cũng có những bước tiến vượt bậc đem lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Các ngành như: bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình, khí tượng - thuỷ văn, tài nguyên – môi trường, nông nghiệp, nông sản, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và nhiều ngành khác rất cần có sự phát triển của ngành CNVT làm cơ sở hỗ trợ để đạt được trình độ phát triển và tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Ngành khí tượng của Việt Nam là ngành được tiếp cấp với việc ứng dụng các thành tựu của CNVT vào thực tiễn khá sớm từ những năm 70 của thế kỷ 20. Vào thời điểm này, Tổng cục khí tượng thuỷ văn đã được lắp đặt trạm APT có nhãn hiệu URAL do Liên Xô tài trợ để thu ảnh mây vệ tinh từ các vệ tinh của Liên Xô, trạm này đã cung cấp các ảnh chụp đen trắng phục vụ theo dõi hàng ngày các trường mây và sự chuyển động của các mắt bão. Sau đó vào những năm 1986 – 1998, Tổng cục Khí tượng - thuỷ văn đã được trang bị 3 trạm thu ảnh mây qua vệ tinh địa tĩnh GMS đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đến, năm 1997, Tổng cục Khí tượng - thuỷ văn được trang bị thêm Trạm thu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, có thể thu được các ảnh đa phổ từ vệ tinh GMS, NOAA (GMS, NOAA là vệ tinh khí tượng quỹ đạo bay vòng quanh Trái đất ở độ cao từ 720 đến 800 km từ hướng Bắc đến Nam hoặc ngược lại và ngang qua các địa cực trên đường đi. Vệ tinh quỹ đạo cực có qũy đạo đồng bộmặt trời, có nghĩa là nó có thể quan sát bất kỳ vị trí nào trên Trái đất và mỗi ngày 2 lần với cùng điều kiện ánh sáng vì giờ địa phương chỗ

nóđi qua gần như không thay đổi), với độ chính xác lớn hơn ảnh thu được từ các trạm trước đó góp phần vào nâng cao chất lượng phát hiện, theo dõi, dự báo bão và các tình hình thời tiết [15].

Hiện nay, các thông tin vệ tinh đã được sử dụng như những tư liệu không thể thiếu trong công tác dự báo khí tượng - thuỷ văn hàng ngày và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình huống thời tiết xấu hoặc nguy hiểm, khi hệ thống thông tin liên lạc thông thường bị gián đoạn và số liệu quan trắc bằng các phương pháp thông thường không thể chuyển kịp thời về trung tâm dự báo. Gần đây các phương pháp dự báo số trị, dựa trên các thông tin vệ tinh và các mô hình tính toán, xử lý song song được triển khai áp dụng , đã góp phần rút ngắn thời gian và tăng độ chính xác đối với các dự báo khí tượng - thuỷ văn. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện cũng đã chế tạo và cung cấp các trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng với giá rẻ so với giá nhập ngoại. Các ứng dụng đã và đang triển khai trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn ở nước ta, tuy mới là những kết quả bước đầu những đã tạo tiền đề tốt cho việc sử dụng thành tựu CNVT trong hoạt động dự báo khí tượng - thuỷ văn trong nước và tạo điều kiện để nước ta góp phần cùng các quốc gia khác trên thế giới giải quyết các vấn đề khí tượng toàn cầu như vấn đề suy giảm tầng ôzôn, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các thảm hoạ thiên nhiên như sóng thần, động đất, bão…[15].

Quan sát Trái đất từ vũ trụ (hay viễn thám) là một chuyên ngành ứng dụng công nghệ thông tin và CNVT, chủ yếu dựa trên việc thu, xử lý, sử dụng các ảnh chụp Trái đất từ vệ tinh. Có thể nói hoạt động viễn thám hình thành rất sớm ở nước ta, từ những năm 70 của thế kỷ trước, mở đầu là việc các ảnh chụp các phần lãnh thổ Việt Nam từ vệ tinh được sử dụng trong ngành lâm nghiệp và địa chất, sau đó đã mở rộng dần việc ứng dụng trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, giám sát môi trường và thiên tai, quy hoạch lãnh thổ, nghiên cứu khoa học. Hoạt động viễn thám ngày càng được mở rộng và trở thành một công cụ được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta trong nghiên cứu khoa học; trong một số lĩnh vực quản lý và sản xuất thuộc các ngành đo đạc bản đồ, nông nghiệp; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; khoa học trái đất; quy hoạch phát triển [15].

Ứng dụng của ngành CNVT ở nước ta còn thể hiện trong các hoạt động định vị nhờ vệ tinh, hoạt động này có khả năng ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực trắc địa, xác định toạ độ, điều khiển và quản lý giao thông. Tại Việt Nam, các cơ quan địa chính đã ứng dụng công nghệ định vị nhờ vệ tinh để thành lập lưới toạ độ quốc gia từ những năm 90 của thế kỷ trước. Công nghệ này đã ứng dụng rất thành công trong thực tế, lưới toạ độ quốc gia ở ba khu vực địa hình khó khăn nhất là Tây Nguyên, Sông Bé, Minh Hải và lưới toạ độ quốc gia cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được xây dựng . Từ những năm 1995 đến năm 2000, Tổng cục Địa chính đã xây dựng lưới toạ độ GPS cấp “0”, xây dựng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam – 2000. Từ năm 2000, hệ thống 6 trạm định vị cố định tại Hải Phòng, Vũng Tàu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Đà Nẵng đã được xây dựng nhằm đảm bảo định vị và dẫn đường độ chính xác cao trên toàn lãnh thổ và vùng biển nước ta. Ngoài ra, công nghệ định vị nhờ vệ tinh cũng đã được ứng dụng trong quan trắc biến động vỏ Trái đất, quản lý đánh bắt thủy sản xa bờ [15].

Ngoài những ứng dụng của khoa học CNVT trong hoạt động khí tượng - thuỷ văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh, các hoạt động thông tin liên lạc cũng phát triển dựa trên những thành tựu của khoa học CNVT, các ngành bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, hàng hải rất cần các thông tin liên lạc qua vệ tinh. Nhờ có vệ tinh viễn thám mà các chương trình cách chúng ta nửa vòng Trái đất vẫn đến được với người theo dõi qua các kênh truyền hình trực tiếp; người dân ở vùng sâu, vùng xa., hải đảo cũng được xem các kênh truyền hình, được sử dụng điện thoại, mạng internet, điện thoại di động… phục vụ các nhu cầu thông tin liên lạc, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Việc phát triển các ngành ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” của Chính phủ nước ta. Theo đó, ngành Bưu chính – Viễn thông và Phát thanh - Truyền hình phải đẩy mạnh việc phát triển nhiều dịch vụ từ việc khai thác vệ tinh Vinasat I, phát triển các hình thức dạy học từ xa, khám bệnh từ xa, hội nghị

VSAT trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ, liên doanh giữa Công ty Viễn thông quốc tế của Việt Nam và Shin Satellite Plc của Thái Lan hiện đang vận hành tốt, hệ thống thông tin vệ tinh băng không rộng để cung cấp các dịch vụ viễn thông như: điện thoại, fax, internet băng thông rộng - tốc độ cao, kênh thuê riêng, truyền hình hội nghị, đào tạo từ xa… Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cũng sử dụng VSAT để thu thập các thông tin, số liệu khí tượng thủy văn từ các trạm, đài của các trung tâm khí tượng khu vực, thế giới; thu thập thông tin, số liệu và truyền thông tin, các bản tin dự báo tới các đài, trạm khí tượng trong cả nước.

Với việc phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 được tiếp cận và nhận sự chuyển giao công nghệ điều khiển, kiểm soát, sử dụng vệ tinh từ các quốc gia có nền CNVT phát triển, ngành CNVT của Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Đây không chỉ là sự kiện lịch sử trọng đại của ngành CNVT của Việt Nam mà còn xác lập quyền lợi và chủ quyền của Việt Nam trên quỹ đạo địa tĩnh.

Phát triển ngành CNVT tiên tiến là mục tiêu lớn của Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Hiện tại Viện Công nghệ vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang tiến hành các dự án chế tạo vệ tinh siêu nhỏ, Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn - Viện Phó Viện Công nghệ vũ trụ phụ trách nhóm chế tạo vệ tinh siêu nhỏ - Pico Dragon

khẳng định: “Vệ tinh Pico Dragon có kích thước 10 × 10 × 10 cm, nặng 1 kg, khi

hoàn thành sẽ chụp ảnh Trái đất với độ phân giải thấp và gửi các thông số vị trí vệ

tinh trong quá trình hoạy động”.

Ngoài ra, hiện nay Viện khoa học công nghệ vũ trụ cũng đang tiến hành dự án hợp tác chế tạo vệ tinh viễn thám Vinaredsat chụp ảnh trái đất phục vụ chủ yếu cho công tác bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Vinaredsat dự kiến nặng 150kg, bay ở độ cao khoảng 800km, khi đưa vào sử dụng, các tấm ảnh do vệ tinh này cung cấp sẽ giúp chúng ta quan sát rõ hơn các vụ cháy rừng, những biến động thời tiết, môi trường, giám sát tình hình lũ lụt và vệ tinh này sẽ rất có ý nghĩa trong an ninh quốc phòng, qua vệ tinh chúng ta có thể giám sát lãnh thổ, lãnh hải từ trên cao.

Sự phát triển của các ngành ứng dụng CNVT kể trên đã làm phát sinh nhu cầu cần điểu chỉnh bằng chính sách, pháp luật ở Việt Nam.

3.1.2. Những hạn chế, bất cấp của hệ thống pháp luật vũ trụ Việt Nam hiện nay hiện nay

3.1.2.1. Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay về CNVT còn mang tính chủ trƣơng, định hƣớng chung

Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống pháp luật về CNVT và sử dụng

KKVT (xem thêm Phụ lục II). Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được đề cập tại các

văn bản mang tính chủ trương như: các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ các giai đoạn từ 1996-2000, từ 2003 đến 2010, từ 2006 đến 2010 và gần đây nhất là Quyết định 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020".

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản nào điều chỉnh chuyên biệt về lĩnh vực CNVT và sử dụng KKVT. Khái niệm “biên giới quốc gia trên không” đã được quy định trong Luật Biên giới quốc gia năm 2003 nhưng các khái niệm pháp lý cơ bản nhất về vũ trụ như: KKVT, hoạt động CNVT, hành vi sử dụng KKVT… chưa được đề cập hoặc giải thích trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Vì vậy, cơ chế vận hành các hoạt động CNVT và sử dụng KKVT theo khuôn khổ pháp lý như thế nào còn là vấn đề chưa được định hình. Những vấn đề cốt yếu như: nguyên tắc chung, cơ quan quản lý, chủ thể thực hiện, trình tự, thủ tục cấp phép, đăng ký và nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động CNVT và sử dụng KKVT tại Việt Nam… vẫn chưa được xác định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam.

3.1.2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa hình thành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các vấn đề hoạt động công nghệ vũ trụ và sử dụng khoảng không vũ trụ

Có thể nói, hoạt động CNVT và pháp luật về sử dụng KKVT của Việt Nam hiện nay còn đang ở giai đoạn sơ khai, tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liên ngành. Thời gian gần đây, như đã đề cập ở trên, các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước ta về lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNVT đã được ban hành. Tuy nhiên, các quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh những vấn đề chung, cơ bản về hoạt động CNVT và sử dụng KKVT chưa được hình thành rõ nét và hầu như chưa tồn tại. Theo mục 1 - phần IV – Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì một trong bốn nhiệm vụ phải được cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2006 – 2010 là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về nghiên cứu và ứng dụng CNVT, bao gồm các nội dung: a) Nghiên cứu các luật quốc tế và các quy định sử dụng KKVT để đảm bảo chủ quyền quốc gia; b) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy chung của Nhà nước và của các ngành, liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT; c) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng ảnh vệ tinh và các thông tin dẫn suất như bản đồ, cơ sở dữ liệu; d) Xây dựng và ban hành quy định về bảo mật liên quan đến chương trình nghiên cứu và ứng dụng CNVT Việt Nam; đ) Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn định dạng và định chuẩn trong việc ứng dụng và phát triển CNVT, bảo đảm sự tương thích trong nước và ra quốc tế.

Tính đến nay (2011), nhiệm vụ “xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về

nghiên cứu và ứng dụng CNVT” mà Quyết định số 137 của Thủ tướng Chính phủ đề

ra cho giai đoạn 2006 – 2010 chưa hoàn thành. Hiện nay, mới chỉ có một số Dự thảo trực tiếp có liên quan đến hoạt động CNVT và sử dụng KKVT đã được các cơ quan có thẩm quyền thông qua như: Quyết định số 1720 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban vũ trụ Việt Nam (17/9/2010); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia (13/12/2010);…

Tóm lại, hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam về sử dụng KKVT hiện

Thứ nhất, Việt Nam chưa có những chính sách, chiến lược, chương trình vũ trụ mang tính quy mô và dài hạn để định hướng, phát triển CNVT;

Thứ hai, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh các nội dung cơ bản của hoạt động vũ trụ;

Thứ ba, một số hoạt động sử dụng KKVT chưa được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật cụ thể;

Thứ tư, cơ chế quản lý, phối hợp, phân công phân cấp giữa các cơ quan, ban, ngành trong quản lý hoạt động vũ trụ còn chưa thống nhất;

Thứ năm, Ủy ban Vũ trụ Việt Nam đã được thành lập. Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động còn thiếu sự tham gia của các thành viên là các nhà luật học, các chuyên gia pháp lý, làm hạn chế chức năng tư vấn pháp lý của Ủy ban.

Vì vậy, vấn đề “luật hoá” các vấn đề liên quan đến hoạt động CNVT và sử dụng KKVT ở Việt Nam đang còn trong quá trình xây dựng và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, luận bàn thêm.

3.1.3. Xu thế hội nhập, phát triển chung của các quốc gia trên thế giới

Hiện nay, khá nhiều quốc gia trên thế giới như: Argentina, Autralia, Vương quốc Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ… đã xây dựng, ban hành luật về KKVT tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng và hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)