Các cấu trúc khung pháp luật về khai thác và sử dụng khoảng không vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ (Trang 56 - 60)

không vũ trụ hiện nay trên thế giới

Qua nghiên cứu tình hình xây dựng chính sách, pháp luật vũ trụ của các quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa các quốc gia có nền CNVT phát triển và các quốc gia đang/mới tham gia vào lĩnh vực CNVT. Biểu hiện của sự khác biệt này đó là: trong khi một bộ phận các nước có trình độ CNVT phát triển mạnh cũng chính là những nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, thì một bộ phận các quốc gia khác vẫn chưa xây dựng hoặc chỉ mới bước đầu xây dựng được một vài quy phạm pháp luật điểu chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng KKVT. Mặt khác, xét trên phương diện kết cấu của khung pháp luật quốc gia cũng có những điểm khác biệt nhất định. Từ việc so sánh, phân tích, nghiên cứu tổng thể hệ thống chính sách, pháp luật về vũ trụ của các quốc gia trên thế giới, có thể khái quát một số cấu trúc khung pháp luật vũ trụ quốc gia như sau:

2.3.1. Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm tất cả các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ và các văn bản dƣới luật bổ trợ/cụ thể hóa vực của hoạt động vũ trụ và các văn bản dƣới luật bổ trợ/cụ thể hóa

Cấu trúc này bao gồm hai bộ phận chính: (1) Luật tổng quát bao hàm gần như đầy đủ tất cả các vấn đề, các khía cạnh pháp lý, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng KKVT; (2) Các văn bản pháp lý có hiệu lực thấp hơn đóng vai trò bổ trợ, cụ thể hóa đạo luật chung. Có thể sơ đồ hóa cấu trúc này như sau:

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc 1 - xây dựng một luật tổng quát bao trùm tất cả các lĩnh vực của hoạt động vũ trụ và các văn bản dƣới luật bổ trợ/cụ thể hóa

Qua nghiên cứu về khung pháp luật vũ trụ của một số quốc gia trên thế giới có thể nhận thấy rằng, thực tế hiện nay chỉ có số ít quốc gia theo đuổi cấu trúc này, tiêu biểu là LBN, và Thụy Điển. Sở dĩ, các quốc gia hầu như không áp dụng cấu trúc này khi xây dựng pháp luật về các hoạt động vũ trụ của mình bởi một số lý do sau đây:

Thứ nhất, xét về kỹ thuật lập pháp, việc xây dựng một luật chung, có phạm vi điều chỉnh lớn như vậy là rất khó khăn, nó đòi hỏi sự phối kết hợp và đồng thuận của nhiều cơ quan, ban, ngành, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia các lĩnh vực khác nhau của hoạt động vũ trụ.

Thứ hai, xét từ khía cạnh thực tiễn, sử dụng KKVT là một lĩnh vực mới, cho đến nay người ta vẫn chưa thể thống kê, khám phá hết các lĩnh vực của vũ trụ. Vì vậy, việc xây dựng một luật chung điều chỉnh tất cả các hoạt động vũ trụ là không khả quan.

Thứ ba, xét về hiệu quả thực thi, một luật đồ sộ, có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, ban ngành như vậy sẽ gây khó khăn

Luật chung (quy định tất cả các vấn đề về vũ trụ) Các văn bản pháp lý có hiệu lực thấp hơn Bổ trợ Cụ thể hóa

cho việc thực thi và sửa đổi, bổ sung. Điều này sẽ làm hạn chế tính hiệu quả của đạo luật được áp dụng trong thực tế.

2.3.2. Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động vũ trụ đƣợc điều chỉnh bằng văn bản pháp lý riêng (có hiệu lực ngang nhau)

Theo cấu trúc này, mỗi lĩnh vực của hoạt động khai thác và sử dụng KKVT sẽ có một văn bản pháp lý riêng điều chỉnh, không xây dựng một luật chung. Có thể sơ đồ hóa cấu trúc này như sau:

Sơ đồ 2.2.Cấu trúc 2 - mỗi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động vũ trụ đƣợc

điều chỉnh bằng văn bản pháp lý riêng (có hiệu lực ngang nhau)

Một số quốc gia trên thế giới hiện đang có hệ thống pháp luật vũ trụ được xây dựng theo cấu trúc này gồm: Hoa Kỳ, Argentina, Nhật Bản, Trung Quốc, Alregia,….

2.3.3. Cấu trúc 3 – xây dựng một luật chính điều chỉnh hoạt động vũ trụ và các luật vệ tinhđiều chỉnh những lĩnh vực có liên quan và các luật vệ tinhđiều chỉnh những lĩnh vực có liên quan

Đây là cấu trúc khung pháp luật được khá nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Trong số các quốc gia đã hình thành hệ thống pháp luật về vũ trụ thì có tới 2/3 đã và đang triển khai xây dựng và hoàn thiện pháp luật vũ trụ theo hướng này. Các quốc gia điển hình có hệ thống pháp luật được xây dựng theo cấu trúc này gồm:

Luật vệ tinh, viễn thám,… Luật về cơ quan vũ trụ Luật về cấp phép hoạt động vũ trụ VB dƣới luật bổ trợ VB dƣới luật bổ trợ VB dƣới luật bổ trợ

Australia, Pháp, Ukraine, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Nam Phi, Canada,.... Các quốc gia này đã ban hành một luật vũ trụ chung, thống nhất mang tính nguyên tắc điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động vũ trụ. Bên cạnh luật chung, mỗi nước còn xây dựng rất nhiều văn bản riêng điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan như: viễn thông, viễn thám, tần số vô tuyến điện, thương mại vũ trụ, trách nhiệm pháp lý, bảo vệ môi trường vũ trụ,…Cấu trúc này có thể được sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 2.3. Cấu trúc 3 – xây dựng một luật chính điều chỉnh hoạt động vũ trụ và các luật “vệ tinh” điều chỉnh những lĩnh vực có liên quan

Qua nghiên cứu, khảo sát từ thực tiễn pháp lý các quốc gia cho thấy, đây là cấu trúc khung pháp luật về KKVT được áp dụng rộng rãi nhất và cũng thể hiện nhiều ưu điểm trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật.

Tóm lại: Mỗi cấu trúc kể trên đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện xây

dựng khác nhau. Các quốc gia khi lựa chọn xây dựng hệ thống pháp luật vũ trụ theo cấu trúc nào thì cần phải dựa vào hoàn cảnh thực tế nền CNVT của quốc gia đó. Hơn nữa, mỗi quốc gia lại có truyền thống văn hóa, xã hội, cũng như truyền thống lập pháp khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các cấu trúc là không hoàn toàn trùng

Luật trung tâm về vũ

trụ

Các văn bản dƣới luật cụ thể hóa, bổ trợ Luật viễn thông Luật viễn thám Luật tần số vô tuyến điện Luật về lĩnh vực khác

thể hệ thống pháp luật của từng quốc gia đại diện cho mỗi cấu trúc nêu trên, cụ thể: LBN – đại diện cho cấu trúc 1; Hoa Kỳ đại diện cho cấu trúc 2; Ukraine – đại diện cho cấu trúc 3. Ngoài ra, tác giả sẽ ưu tiên đề cập đến hệ thống pháp luật của một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có hoàn cảnh về địa kinh tế, chính trị, xã hội khá tương đồng với Việt Nam, đó là Indonesia, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật một số quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)