Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 31 - 37)

2.1. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán tại Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại

Dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật cũng nhƣ quy chế cho vay cầm cố chứng khoán của mỗi NHTM thì hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng cầm cố chứng khoán nói riêng đều là những loại hợp đồng mẫu do bản thân các NHTM là bên nhận cầm cố (cũng đồng thời là bên cho vay) soạn thảo, nên ít nhiều thì các ngân hàng sẽ dành những điều khoản có lợi hơn cho họ. Song, do chƣa có những quy định cụ thể và rõ ràng của luật về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán, nên hầu hết các ngân hàng đều đƣa ra những quy định mẫu có lợi nhất cho họ trong hợp đồng, và có thể các quy định ấy cũng không loại trừ việc ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên cầm cố.

Trên thực tế, khi giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán các NHTM sẽ tiến hành các bƣớc nhƣ:

-Công bố danh mục chứng khoán cầm cố cho khách hàng; -Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng;

-Tiến hành việc định giá chứng khoán;

-Thỏa thuận các điều khoản cơ bản của hợp đồng, và kí kết hợp đồng.

Loại chứng khoán cầm cố

Tài sản đƣợc dùng làm tài sản cầm cố chắc chắn phải là tài sản hợp pháp, có giá trị nhất định và đƣợc phép giao dịch, nhƣng cùng là một loại tài sản, có thể giá trị của chúng lại không giống nhau. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng nhƣ vậy, có thể cùng là một loại chứng khoán: nhƣ cổ

phiếu, trái phiếu nhƣng chỉ khác nhau ở chủ thể phát hành (cổ phiếu của những công ty khác nhau, trái phiếu của chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp), uy tín của từng loại chứng khoán trên thị trƣờng khác nhau, hoặc là tính thanh khoản không giống nhau sẽ dẫn đến việc loại chứng khoán đó có đƣợc cầm cố hay là không đƣợc cầm cố.

Thực tế chỉ ra rằng, do bản chất của hoạt động cầm cố chứng khoán có tính rủi ro. Nên các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ này thƣờng viện dẫn lý do trên, từ đó họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà họ cho là có tính rủi ro thấp, khả năng bảo đảm cao để nhận cầm cố, các loại chứng khoán còn lại không đủ điều kiện theo họ thì sẽ không đƣợc nhận cầm cố [9], [10], [29], [30]. Cụ thể, họ sẽ lựa chọn những loại chứng khoán mà giá cả của chúng ổn định, có tính thanh khoản cao, chủ thể phát hành có uy tín, để lập danh mục các loại chứng khoán ngân hàng nhận cầm cố, và việc nhận cầm cố chứng khoán của các NHTM chỉ giới hạn trong danh mục chứng khoán cầm cố họ mà đƣa ra.

Ví dụ: Theo Quy chế về cho vay cầm cố chứng khoán của Vietcombank, thì danh mục các chứng khoán đƣợc nhận cầm cố gồm có:

Bảng 2.1: Danh mục cổ phiếu đƣợc nhận cầm cố

(Tại thời điểm 07/2013)

STT Tên cổ phiếu Sở Giao dịch

chứng khoán

1 PXS CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí HSX

2 PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí

Việt Nam

HNX

3 PVC Tổng CTCP Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí HNX

4 PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc HNX

5 DPM Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí HSX

6 VIS CTCP Thép Việt Ý HSX

STT Tên cổ phiếu Sở Giao dịch chứng khoán

8 HPG CTCP Tập đoàn Hòa Phát HSX

9 TDC CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dƣơng HSX

10 HUT CTCP Tasco HNX

11 ICG CTCP xây dựng Sông Hồng HNX

12 VCG Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng

Việt Nam

HNX

13 IJC CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật HSX

14 DIC CTCP Đầu tƣ và Thƣơng mại DIC HSX

15 PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam HNX

16 REE CTCP Cơ điện lạnh HSX

17 VTO CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO HSX

18 VIP CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO HSX

19 PVT Tổng CTCP Vận tải Dầu khí HSX

20 DRC CTCP Cao su Đà Nẵng HSX

21 CSM CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam HSX

22 DBC CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam HNX

23 SBT CTCP Bourbon Tây Ninh HSX

24 PGS CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam HNX

25 VSH CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh HSX

26 MBB NHTM Cổ Phần Quân đội HSX

27 SHB NHTM Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội HNX

28 ACB NHTM Cổ phần Á Châu HNX

29 EIB NHTM Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HSX

30 CTG NHTM Cổ phần Công thƣơng Việt Nam HSX

31 STB NHTM Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín HSX

32 PVF Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí

Việt Nam

STT Tên cổ phiếu Sở Giao dịch chứng khoán

33 LCG CTCP LICOGI 16 HSX

34 ASM CTCP Đầu tƣ và Xây dựng Sao Mai tỉnh

An Giang

HSX

35 HAG CTCP Hoàng Anh Gia Lai HSX

36 DIG Tổng CTCP Đầu tƣ và Phát triển Xây dựng HSX

37 NTL CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm HSX

38 OGC CTCP Tập Đoàn Đại Dƣơng HSX

39 HCM CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSX

40 CTS CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thƣơng HNX

41 KLS CTCP Chứng khoán Kim Long HNX

42 SSI CTCP Chứng khoán Sài Gòn HSX

43 PET CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí HSX

(Nguồn: Đăng trên website của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam)

Danh mục chứng khoán nhận cầm cố cụ thể sẽ đƣợc các ngân hàng đƣa ra tùy theo từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của thị trƣờng chứng khoán. Ngoài ra, danh mục chứng khoán cầm cố này cũng sẽ thay đổi theo những biến động của thị trƣờng chứng khoán, và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng tiềm năng của ngân hàng, thì do các chủ thể này có mối quan hệ thƣơng mại đặc biệt nên đây cũng là một trong những yếu tố để ngân hàng xem xét có nên nhận cầm cố chứng khoán của họ hay không. Đây đƣợc xem nhƣ một trƣờng hợp ngoại lệ khi ngân hàng nhận cầm cố chứng khoán ngoài danh mục chứng khoán đƣợc cầm cố.

Xem xét hồ sơ cầm cố của khách hàng

Khách hàng là các nhà đầu tƣ chứng khoán phải lập hồ sơ cầm cố cùng với hồ sơ vay vốn theo quy định tại NHTM. Nhìn chung, các loại giấy

tờ trong hồ sơ vay vốn và cầm cố do các NHTM quy định thƣờng khá giống nhau. Sau đây là hồ sơ cầm cố chứng khoán niêm yết theo quy định của Sacombank:

+ Thông báo kết quả giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán,

+ Chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận cổ đông hoặc Giấy xác nhận phong tỏa chứng khoán cầm cố do Công ty chứng khoán xác nhận (trong trƣờng hợp chứng khoán lƣu ký tại Công ty chứng khoán có liên kết với SCB)

+ Sao kê tài khoản chứng khoán của khách hàng tại công ty chứng khoán có xác nhận của Công ty chứng khoán nơi lƣu ký chứng khoán cho khách hàng [33].

Dựa trên hồ sơ cầm cố chứng khoán mà khách hàng đã lập, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ, và việc thẩm định hồ sơ đƣợc ngân hàng giao cho một bộ phận chuyên trách, đƣợc thực hiện một cách minh bạch theo quy định để đảm bảo kết quả thẩm định là khách quan. Sau khi thẩm định nếu ngân hàng nhận thấy hồ sơ cầm cố của khách hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chí mà ngân hàng đƣa ra thì bƣớc tiếp theo ngân hàng sẽ tiến hành định giá chứng khoán.

Định giá chứng khoán cầm cố

Để xác định giá trị chứng khoán cầm cố, các NHTM có thể thành lập hội đồng định giá tài sản bảo đảm hoặc cử chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định trực tiếp định giá tài sản bảo đảm dựa trên các quy định của pháp luật và quy chế của NHTM về định giá tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp gặp khó khăn trong việc định giá, NHTM có thể thỏa thuận với bên bảo đảm về việc thuê tổ chức chuyên môn xác định giá trị tài sản bảo đảm để thực hiện.

sẽ có một bộ phận riêng phụ trách về hoạt động nghiệp vụ này. Bộ phận đó sẽ phụ trách việc nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm phân tích, thẩm định và đồng thời xác định luôn giá trị chứng khoán cầm cố là bao nhiêu. Để thực hiện đƣợc việc làm này, những ngƣời chuyên trách cho vay cầm cố chứng khoán của các NHTM phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán cộng với khả năng phân tích, đánh giá nhạy bén và chính xác về thị trƣờng, có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc đến mức thấp nhất rủi ro từ hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán.

Khi cho vay có bảo đảm bằng cầm cố chứng khoán, các NHTM luôn ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc định giá các loại chứng khoán, từ đó đƣa ra những căn cứ để xác định giá để áp dụng trong quy trình cầm cố chứng khoán. Ví dụ: Giá cổ phiếu theo quy định về cho vay cầm cố cổ phiếu của GP.Bank đƣợc xác định theo các căn cứ sau:

+ Giá khớp lệnh trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối với cổ phiếu niêm yết).

+Giá thực hiện trung bình của ngày giao dịch liền trƣớc (đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK).

+ Giá chào mua thấp nhất của ngày giao dịch gần nhất theo thống kê trên thị trƣờng của công ty chứng khoán có quyền lợi độc lập với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu (đối với cổ phiếu OTC) [5].

Hạn mức cho vay trên giá trị chứng khoán nhận cầm cố

Bên cạnh việc lập danh mục chứng khoán cầm cố, để đảm bảo an toàn cho hoạt động nhận cầm cố chứng khoán thì một biện pháp trên thực tế mà hầu hết các ngân hàng nhận cầm cố đều áp dụng để giảm tính rủi ro, đó là giới hạn mức cho vay theo giá chứng khoán nhận cầm cố. Điều này thể hiện ở việc các ngân hàng chỉ có thể cho ngƣời đầu tƣ vay số tiền tƣơng ứng với phần trăm số lƣợng chứng khoán nhận cầm cố theo quy định. Ngân hàng TMCP

Đông Á (DongABank) cho vay tối đa 70% thị giá cổ phiếu tại thời điểm vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần mệnh giá của cổ phiếu niêm yết; cho vay tối đa 60% thị giá cổ phiếu tại thời điểm vay nhƣng không vƣợt quá 4 lần mệnh giá của cổ phiếu chƣa niêm yết; Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (VietcomBank) cho vay trên giá trị 01 mã chứng khoán cầm cố tối đa 40% [34]... Ví dụ: giá cổ phiếu VNM (CTCP sữa Việt Nam) là 110.000/1 cổ phiếu thì giá cho vay trên từng cổ phiếu ở đây là 44.000 tƣơng ứng với 40% thị giá, 77.000 tƣơng ứng với 70% thị giá…[28]. Có nhƣ thế khi giá chứng khoán giảm các ngân hàng vẫn cảm thấy an toàn vì khả năng trả nợ vẫn đảm bảo khi bán chứng khoán này.

Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán, một số NHTM còn đƣa nội dung sau thành điều khoản bắt buộc, đó là nếu trị giá chứng khoán xuống dƣới mức cho vay thì bên vay phải bổ sung thêm tài sản cầm cố.

Trƣớc khi cho vay, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phong tỏa chứng khoán cầm cố theo quy định của pháp luật.

Ký kết hợp đồng cầm cố

Sau khi ngân hàng xét thấy khách hàng có đủ điều kiện, tiêu chí mà ngân hàng đƣa ra thì sẽ ký hợp đồng với khách hàng, và thẩm quyền ký kết thuộc về ngƣời đại diện của NHTM. Hợp đồng cầm cố chứng khoán có thể phát sinh hiệu lực ngay nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)