Về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 90 - 98)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố

3.2.5. Về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện

hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán

Số lƣợng các vụ tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các TCTD nhìn chung diễn ra khá phổ biến trên thực tế [4], nhƣng chủ yếu các bên tìm đến con đƣờng thƣơng lƣợng, hoà giải để giải quyết tranh chấp phát sinh, các vụ đƣợc đƣa đến toà án giải quyết gần nhƣ không có, đặc biệt là các vụ liên quan tới hợp đồng cầm cố chứng khoán. Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2008 đến năm 2013 thì chƣa có vụ việc tranh chấp nào liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng cầm cố chứng khoán đƣợc giải quyết tại toà án (không có đơn kiện).

Sự việc trên xuất phát từ tính kịp thời trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến chứng khoán là một loại tài sản có giá trị luôn biến động từng ngày theo thị trƣờng, nếu tranh chấp đƣợc giải quyết bằng con đƣờng toà án thì sẽ mất rất nhiều thời gian, theo quy trình thủ tục tố tụng chung khi mà pháp luật chƣa có quy định về thủ tục giải quyết rút gọn dành riêng cho loại tranh chấp này. Thêm nữa, là do khả năng thi hành của những điều khoản pháp luật liên quan đến chứng khoán còn có nhiều điểm khuyết và chƣa thống nhất, chƣa rõ ràng nên việc lựa chọn toà án để giải quyết tranh chấp về cầm

cố chứng khoán dƣờng nhƣ là điều mà các bên không muốn chọn. Bên cạnh đó, phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng chƣa đƣợc các bên "quan tâm" do các bên chƣa có thói quen thoả thuận lựa chọn trọng tài và chi phí cho thủ tục tố tụng trọng tài thƣờng tốn kém hơn.

Khi phát sinh tranh chấp, nhu cầu tất yếu của các bên trong quan hệ tranh chấp là đi tìm giải pháp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng nhất và hợp pháp. Vì vậy, cần bổ sung và hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp về cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam. Có thể xác định chính xác các tranh chấp về cầm cố chứng khoán và phân loại chúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trình tự giải quyết tranh chấp kéo dài không phù hợp với tính chất và đặc điểm của tranh chấp về hợp đồng cầm cố chứng khoán và các tranh chấp khác có liên quan đến chứng khoán đƣợc dùng làm tài sản bảo đảm. Mà việc giải quyết tranh chấp chậm trễ sẽ ảnh hƣởng lớn tới khả năng lƣu thông và xử lý chứng khoán để thu hồi nợ vay.

Do vậy, cần phải xây dựng các quy định chế tài xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm để loại trừ đƣợc hành vi có thể gây thiệt hại hay xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán. Đồng thời, pháp luật cần ban hành các quy định giải quyết tranh chấp liên quan đến cầm cố chứng khoán một cách nhanh chóng, theo trình tự đơn giản mà không thực hiện theo trình tự thủ tục phức tạp nhƣ quy định của pháp luật hiện nay nhƣ mở phiên tòa, xét xử theo các cấp. Có thể nói rằng quy định về trình tự rút gọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán đáp ứng đƣợc đòi hỏi về thời gian giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hợp đồng cầm cố chứng khoán.

Ở Việt Nam, hình thức cho vay cầm cố chứng khoán mới chỉ đƣợc triển khai từ năm 2005, nhƣng hình thức này đã đƣợc các NHTM, các nhà đầu tƣ

chứng khoán hƣởng ứng rất nhiệt tình. Trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán, nếu phát sinh tranh chấp thì giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro sảy ra khi lựa chọn Tòa án là nơi giải quyết tranh chấp:

Một là: Cần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Bằng việc xây dựng và ban hành hệ tiêu chí cụ thể, minh bạch để xác định tính chất phức tạp của tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán. Cần hƣớng dẫn theo hƣớng mở rộng quyền thỏa thuận của các bên để lựa chọn tòa án thích hợp giải quyết các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. BLTTDS mới quy định một trƣờng hợp các bên tranh chấp đƣợc quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại. Theo điểm b khoản 1 Điều 35 thì các đƣơng sự tự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án, nơi nguyên đơn có trụ sở hoặc cƣ trú giải quyết tranh chấp. Trên thực tế có rất nhiều trƣờng hợp các bên tham gia quan hệ thỏa thuận với nhau lựa chọn Tòa án một địa phƣơng cụ thể giải quyết tranh chấp: Tòa án nơi thực hiện hợp đồng, Tòa án nơi một bên có chi nhánh…

Hai là: Thời hạn để chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thƣơng mại là hai tháng kể từ thời điểm thụ lý; đối với các vụ việc có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan, Chánh án Tòa án có quyền ra hạn không quá một tháng [21; Điều 179]. Việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời để hạn chế tối đa thiệt hại của các bên chủ thể tranh chấp. Việc thực hiện đúng thời hạn xét xử sở thẩm để tránh tình trạng vụ án kéo dài một vài năm làm cho các bên tranh chấp tốn nhiều thời gian theo kiện.

Ba là: Phạm vi các tranh chấp liên quan tới cầm cố chứng khoán, có đối tƣợng là một loại tài sản có những đặc tính phức tạp. Do đó, cầm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử các vụ việc có tính chất đặc thù là vấn đề cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên đây là một số kiến nghị mà ngƣời viết đƣa ra đƣa ra trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán khi đƣợc áp dụng trên thực tế. Để có thể có đƣợc một hệ thống pháp luật hoàn thiện, có thể triển khai và áp dụng một cách thống nhất, có hiệu quả trong thực tiễn là một điều không hề dễ dàng không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng mà trong mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội nói chung. Do vậy bên cạnh những kiến nghị, giải pháp đƣợc đƣa ra, cần phải hoàn thiện cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật chung, không ngừng cải cách hành chính, tạo ra cơ chế hoạt động linh hoạt, nhanh chóng và có hiệu quả, tránh tình trạng các quy định đặt ra chỉ nằm trên giấy tờ và không thể áp dụng trong thực tiễn, gây khó khăn cho các NHTM và khách hàng.

KẾT LUẬN

Cầm cố chứng khoán là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay tại các NHTM. Việc cho vay bằng cầm cố chứng khoán ngày càng trở nên phổ biến để phát triển hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán thì sự xuất hiện của nghiệp vụ cho vay đầu tƣ bằng hình thức cầm cố chứng khoán đã giải quyết đáng kể nhu cầu vay vốn để tận dụng cơ hội đầu tƣ; kịp thời bổ sung vốn cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Qua đó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trƣờng chứng khoán.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà hợp đồng cầm cố chứng khoán mang lại cho các chủ thể tham gia hợp đồng, thì trong thực tế, pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM còn rất sơ sài, vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đầy đủ, pháp luật quy định còn chung chung, chƣa rõ ràng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cầm cố chứng khoán trong nền kinh tế thị trƣờng của nƣớc ta.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hợp đồng cầm cố chứng khoán đối với hoạt động của các NHTM cũng nhƣ đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tƣ chứng khoán, trong phạm vi luận văn này, ngƣời viết tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán, cũng nhƣ tập trung làm rõ hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề này; đồng thời phân tích thực trạng, từ đó thấy đƣợc những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn, vƣớng mắc, bất cập khi áp dụng những quy định này vào thực tiễn hoạt động tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, ngƣời viết đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM.

và có hệ thống về vấn đề pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM, nhƣng do những nguyên nhân khách quan và trình độ lý luận còn hạn chế, khả năng nhận thức còn non trẻ đặc biệt là những trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy mà ngƣời viết mong nhận đƣợc những ý kiến phản biện và sự góp ý quý báu từ phía thầy cô, các bạn, và độc giả để luận văn có chất lƣợng tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Chính Phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

2. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02 Về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

4. Ngô Thị Hà (2011), Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức

tín dụng- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Nga (2011), Pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng các loại

giấy tờ có giá trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

6. Ngân hàng nhà nƣớc (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nƣớc (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5

quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nƣớc (2014), Thông tư 36/2014/TT – NHNN ngày 20 tháng

11 năm 2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

9. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) (2014), Quy chế cho vay cầm cố chứng khoản của ngân hàng MHB, TP. Hồ Chí Minh.

10. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) (2014), Quy chế cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng Lienvietpostbank, Hà Nội.

11. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) (2014), Quy chế về cho vay cầm cố chứng khoán của Vietcombank, Hà Nội. 12. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng (VP Bank)

(2014), Quy chế cho vay cầm cố của ngân hàng VPBank, Hà Nội.

13. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) (2014),

Quy định về sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá của PG Bank, Hà Nội.

14. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

15. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 16. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 18. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.

19. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

20. Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung, Hà Nội. 21. Quốc hội (2011), Bộ Luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung, Hà Nội. 22. Trần Mạnh Thƣờng (2011), Pháp luật về hoạt động cho vay đầu tư

chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Thị Thu Thủy (2004), “Tài sản cầm cố trong vay vốn ngân hàng”,

Tạp chí KHPL, (04).

24. Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản

của các tổ chức tín dụng, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

25. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán (2012), Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán được ban hành kèm theo quyết định số 38/QĐ-VSD ngày 25 tháng 4 năm 2012, Hà Nội.

26. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

II. Tài liệu Website 27. http://www.apec.com.vn/tabid/335/cam-co-chung-khoan.aspx. 28. http://finance.vietstock.vn/VNM-ctcp-sua-viet-nam.htm. 29. http://lienvietpostbank.com.vn/khach-hang-ca-nhan/san-pham-tin- dung/content/cho-vay-cam-co-chung-khoan-%E2%80%93-easy-stock. 30. http://www.mhb.com.vn/vi/?p=services/detail.asp&sid=4. 31. https://www.mhbs.vn/vi/_bsncst.aspx. 32. http://www.msb.com.vn/search?Searchable. 33. http://www.scb.com.vn/document/products/cho-vay-cam-co-chung- khoan-niem-yet-de-kinh-doanh-chung-khoan.pdf. 34. http://smartfinance.vn/ngan_hang/san_pham_vay_von/vay_cam_co_chu ng_khoan_niem_yet/. 35. http://www.vietcombank.com.vn/news/Vcb_News.aspx?ID=3756/. 36. http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichin hnganhang/2012/20121022.html.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 90 - 98)