Hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

Nhƣ đã nêu trên hợp đồng là một loại của giao dịch dân sự. Vấn đề vô hiệu của hợp đồng đƣợc quy định trong BLDS 2005, sẽ đƣợc áp dụng chung cho mọi quan hệ hợp đồng mà không phân biệt hợp đồng đó đƣợc hình thành trong quan hệ kinh doanh hay quan hệ tiêu dùng; đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ.

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngƣời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Ngƣời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Về hình thức, hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trƣờng hợp pháp luật có quy định [16, Điều 122].

Các trƣờng hợp giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện đƣợc quy định trên đây thì vô hiệu. Cụ thể bao gồm:

1) Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

2) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

3) Giao dịch dân sự vô hiệu do ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

4) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. 5) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.

6) Giao dịch dân sự vô hiệu do ngƣời xác lập không nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình.

7) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Trong trƣờng hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, toà án, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

8) Hợp đồng dân sự do có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc [16, Điều 127- 138].

Về nguyên tắc, bất kỳ một hợp đồng nào bị tuyên vô hiệu đều phải rơi vào một trong các trƣờng hợp đƣợc quy định trên đây, đƣơng nhiên kể cả hợp đồng cầm cố chứng khoán để vay vốn ngân hàng. Chẳng hạn, trong trƣờng

hợp các bên xác lập hợp đồng cầm cố chứng khoán nhƣng có sự nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng hoặc vi phạm thủ tục về ủy quyền hay vi phạm quy định về hình thức của hợp đồng thì về nguyên tắc tòa án có thể tuyên bố hợp đồng cầm cố bị vô hiệu, nếu bên liên quan có quyền trong hợp đồng không tiến hành các biện pháp để khắc phục những thiếu sót đó trong thời hạn nhất định theo yêu cầu của tòa án [26, tr.167].

Khi hợp đồng cầm cố chứng khoán bị xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu lực của biện pháp bảo đảm và dẫn đến xử lý tài sản theo quy định về giao dịch vô hiệu theo quy định tại BLDS 2005: “Khi giao dịch dân

sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” [16, Điều 137, Khoản 2].

Thêm vào đó, Điều 410 BLDS năm 2005 lại quy định rằng:

(i) Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ đƣợc thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; (ii) Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trƣờng hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính [16, Điều 410].

Hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM với bản chất là một biện pháp thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay, đƣợc coi là một phần không tách rời của hợp đồng tín dụng, nhƣng nó vẫn có giá trị độc lập tƣơng đối. Điều này khẳng định biện pháp bảo đảm là một biện pháp gắn với hợp đồng, là một phần của hợp đồng hoặc đƣợc thể hiện bằng một hợp đồng riêng.

Tại Điều 15, Nghị định 163 quy định về quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm nhƣ sau:

bên chƣa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.

2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.

3. Hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phƣơng chấm dứt thực hiện mà các bên chƣa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.

4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phƣơng chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.

5. Trong trƣờng hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình [1, Điều 15].

Quy định trên đã khẳng định rõ trong trƣờng hợp hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu sẽ không kéo theo sự vô hiệu của nghĩa vụ chính, không làm ảnh hƣởng đến nghĩa vụ chính. Và ngƣợc lại, hợp đồng chính vô hiệu không kéo theo sự vô hiệu của hợp đồng phụ, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)