Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 78)

Trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, thì các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhƣ: Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, các Nghị định hƣớng dẫn thi hành, Thông tƣ, quyết định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan tới chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Những quy định này đã điều chỉnh tƣơng đối toàn diện các hoạt động phát hành, đầu tƣ kinh doanh chứng khoán, cũng nhƣ những chủ thể tham gia trên thị trƣờng chứng khoán.

Trong hoạt động cầm cố chứng khoán của các ngân hàng, thì ngoài việc có liên quan đến thị trƣờng chứng khoán, còn liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng, lĩnh vực mà mọi hoạt động của nó luôn đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối, thì văn bản pháp luật điều chỉnh lại chƣa đủ và chƣa hoàn chỉnh, nên việc xác lập và thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán chỉ dựa vào những quy định chung của BLDS về cầm cố tài sản, Nghị định 163 quy định về giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163; Các văn bản của Ngân hàng Nhà Nƣớc: Trƣớc đây có Quyết định 03 quy định về cho vay chiết khấu giấy tờ có giá; hiện nay có Thông tƣ 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; các văn bản về lƣu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Bộ Tài chính và TTLKCK; và các quy chế cho vay có bảo đảm của các ngân hàng. Tuy nhiên, các văn bản này có điểm chung là chỉ điều chỉnh một cách khái quát hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh của vấn đề, hoặc đôi khi lại không thống nhất. Ví dụ: BLDS 2005 quy định chủ thể

của hợp đồng cầm cố gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố, nhƣng trong hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết thì nhất định phải có thêm một chủ thể nữa là TTLKCK tham gia vào hợp đồng, nên quy định về cầm cố trong BLDS không hề đề cập gì tới quyền và nghĩa vụ của loại chủ thể đó.

Với những đặc thù về tính tiềm ẩn rủi ro trong hợp đồng cầm cố chứng khoán mà các NHTM đang thực hiện, do bắt nguồn từ bản chất đối tƣợng của hợp đồng cầm cố là chứng khoán. Hơn nữa thì việc chƣa đủ văn bản pháp luật điều chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tính rủi ro của hợp đồng.

Bản thân là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, hợp đồng cầm cố chứng khoán đƣợc xác lập để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Nhƣng do tài sản cầm cố ở đây không phải là một loại tài sản thông thƣờng, mà đó là chứng khoán nên việc áp dụng những quy định chung về cầm cố để điều chỉnh cho quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán thì chƣa phù hợp. Ví dụ một trƣờng hợp Điều 326 BLDS 2005 quy định tài sản cầm cố phải đƣợc giao cho bên nhận cầm cố giữ, nhƣng trong hợp đồng cầm cố chứng khoán nếu bên nhận cầm cố không đồng thời là thành viên lƣu ký thì họ không đƣợc quyền nắm giữ khi nhận cầm cố. Hoặc là trong trƣờng hợp khác tại Khoản 1 Điều 339 BLDS 2005 khi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm cầm cố chấm dứt thì chấm dứt cầm cố tài sản. Còn đối với hợp đồng cầm cố chứng khoán thì sau khi bên cầm cố thực hiện xong nghĩa vụ, thì hợp đồng cầm cố vẫn chƣa chấm dứt, cho đến khi bên nhận cầm cố tiến hành việc yêu cầu giải tỏa chứng khoán cầm cố, và hợp đồng cầm cố chứng khoán chỉ thực sự chấm dứt hiệu lực khi chứng khoán đƣợc giải tỏa chuyển cho bên cầm cố.

Hơn thế nữa, một khi có tranh chấp phát sinh thì việc áp dụng những quy định chung để giải quyết thì khó có thể giải quyết đƣợc một cách chính xác toàn diện vấn đề, vì những quy định chung thƣờng điều chỉnh theo hƣớng nguyên tắc và thƣờng không đi vào chi tiết cụ thể nhƣ quy định chuyên ngành.

Để khắc phục những vƣớng mắc trên đòi hỏi phải có những quy định pháp luật cụ thể, nhằm điều chỉnh một cách trực tiếp quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán, về trình tự thủ tục xác lập hợp đồng, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng, về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng…trên cơ sở rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản pháp luật đƣợc ban hành trƣớc đó có quy định liên quan điều chỉnh hoạt động cầm cố này còn mâu thuẫn, không phù hợp. Đối với các điều khoản mang tính nguyên tắc chung của một hợp đồng cần phải có, thì có thể áp dụng những quy định của BLDS để điều chỉnh. Qua đó, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản pháp luật, tránh những khoảng trống của pháp luật, làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng.

Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán cần tuân thủ định hƣớng chủ yếu sau đây [24, tr.320-322]:

Một là, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố

chứng khoán phải gắn với việc khẳng định BLDS là đạo luật điều chỉnh chung nhất các quan hệ hợp đồng; Điều đó có nghĩa là quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán trƣớc hết cần phải đƣợc hoàn thiện thông qua việc thiết lập các quy định chung về giao dịch cầm cố trong BLDS hiện hành. Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan chỉ quy định quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán và giải thích, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể nhƣng phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với những quy định về bảo đảm trong BLDS.

Hai là, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố

chứng khoán phải đƣợc đặt trong phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung, theo đó cần tăng cƣờng hơn nữa tính tự chủ, quyền tự do cam kết thỏa thuận của các bên, kết hợp với việc đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về quyết định

của mình trong quan hệ bảo đảm. Từ đó, tạo điều kiện cho các bên tham gia giao dịch cầm cố chứng khoán có thể chủ động hơn, linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế mà pháp luật không dự liệu hết đƣợc.

Ba là, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các

NHTM cần đƣợc chú ý đến định hƣớng, chính sách trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch tín dụng ngân hàng, các bên tham gia quan hệ bảo đảm, nhất là bảo vệ quyền lợi của các bên có nghĩa vụ.

Bốn là, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các

NHTM phải đảm bảo đƣợc nhu cầu của bên vay vốn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cũng nhƣ bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 75 - 78)