Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 68 - 75)

đồng cầm cố chứng khoán

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM đƣợc hiểu là những mâu thuẫn, xung đột (hay bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Quan hệ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán có một số đặc trƣng sau đây: tranh chấp đó cụ thể là những mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ vay vốn có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là chứng khoán, nảy sinh khi một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc các điều khoản trong hợp đồng; Những mâu thuẫn đó, phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán;

Những mâu thuẫn bất đồng đó phát sinh chủ yếu giữa một bên là bên cấp tín dụng- các NHTM và một bên là bên đi vay- bên cầm cố. Bên cầm cố trong quan hệ bảo đảm tiền vay với các NHTM có thể là pháp nhân hoặc cá nhân.

Cũng nhƣ các giao dịch khác, các bên khi xác lập hợp đồng cầm cố chứng khoán đều phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện thoả thuận, thiện chí, hợp tác và trung thực. Mọi vẫn đề phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng thƣờng đƣợc các bên ƣu tiên giải quyết theo phƣơng thức thƣơng lƣợng, hoà giải. Tuy nhiên, có rất nhiều trƣờng hợp các bên không tự giải quyết đƣợc tranh chấp phát sinh, vì vậy, khi đó vụ việc tranh chấp lại đƣợc các bên đƣa ra cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để giải quyết.

Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là những nguyên nhân liên quan trực tiếp tới đối tƣợng tài sản bảo đảm là chứng khoán nhƣ: việc xác định giá trị của chứng khoán, hay việc xử lý chứng khoán… Mặt khác, vì hợp đồng cầm cố là hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại các NHTM là hợp đồng kèm theo hợp đồng tín dụng, nên tranh chấp về hợp đồng này thƣờng có liên quan từ hợp đồng tín dụng đƣợc bảo đảm. Do vậy, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng cầm cố chứng khoán đồng thời cũng phải xem xét đến hợp đồng tín dụng.

Pháp luật quy định “Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận” [1, Điều 4, Khoản 1], điều đó thể hiện rằng giá trị của tài sản cầm cố là bao nhiêu sẽ do các bên giao kết hợp đồng cầm cố tự định đoạt. Đứng trên phƣơng

diện của bên nhận bảo đảm là các TCTD thì quy định này không đƣa ra tỷ lệ vốn cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm là bao nhiêu mà đã trao quyền tự chủ cho các TCTD trong việc quyết định cho vay đối với khách hàng so với giá trị tài sản cầm cố. Đồng thời, sự tự do ý chí của các bên chủ thể kinh doanh cũng đƣợc nới rộng hơn. Nhƣng sự tự do này chỉ thực sự đƣợc đảm bảo khi việc định giá tài sản bảo đảm đƣợc tiến hành bởi một tổ chức độc lập. Trên thực tế ở Việt Nam, nhằm hạn chế rủi ro cho chính mình các NHTM thƣờng tự định giá tài sản bảo đảm của khách hàng. Nói cách khác, việc định giá này còn mang nặng tính chủ quan [36]. Bởi việc định giá tài sản là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao, khách quan, công bằng, minh bạch. Nếu ngƣời định giá tài sản có năng lực chuyên môn không đáp ứng đƣợc dẫn đến một kết quả định giá không chính xác, không công bằng thì việc phát sinh tranh chấp tất yếu sẽ sảy ra.

Ví dụ, vụ việc tranh chấp phát sinh từ định giá tài sản là cổ phiếu cầm cố dƣới đây là một minh chứng:

Do thiếu vốn để đầu tƣ kinh doanh chứng khoán, nên Ông Tùng – nhà đầu tƣ cá nhân, đã quyết định vay vốn ngân hàng với mục đích bổ sung vốn đầu tƣ chứng khoán. Ngày 20 tháng 1 năm 2007, Ông Tùng nộp hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng A trên cơ sở tài sản bảo đảm cầm cố là số lƣợng cổ phiếu OTC trị giá 2,5 tỷ đồng (theo thị giá tại thời điểm lúc đó). Sau đó, Ngân hàng A đã định giá cổ phiếu chỉ có giá trị 2 tỷ đồng và ông đƣợc duyệt vay 1 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 50% giá trị của chứng khoán theo định giá của ngân hàng A. Trong hợp đồng cầm cố chứng khoán có điều khoản thỏa thuận sau “nếu giá cổ phiếu cầm cố giảm 20% thì bên cầm cố phải bổ sung thêm tài sản

bảo đảm”. Sau một năm ký kết hợp đồng, do ảnh hƣởng chung của khủng

hoảng tài chính trên thế giới, giá cổ phiếu tại Việt Nam cũng bị sụt giảm theo, làm ảnh hƣởng đến số cổ phiếu của ông Tùng đang cầm cố tại ngân hàng A. Khi giá cổ phiếu bị giảm, ngân hàng A yêu cầu ông Tùng phải bổ sung tài sản bảo đảm, vì ngân hàng nhận định giá cổ phiếu mà ông Tùng đang cầm cố chỉ

còn khoảng 1,2 tỷ đồng. Nhƣng ông Tùng khiếu nại vì ông cho rằng nếu bán số cổ phiếu này trên thị trƣờng lúc bấy giờ vẫn đƣợc 1,7 tỷ đồng. Ngân hàng A đã yêu cầu ông Tùng trả nợ trƣớc thời hạn đồng thời chấm dứt hợp đồng tín dụng trên. Và ông Tùng không trả nợ nên ngân hàng đã quyết định bán số cổ phiếu trên để thu hồi nợ. Vụ việc này đã nảy sinh tranh chấp giữa ông Tùng và ngân hàng A vì cách xác định giá trị tài sản bảo đảm của ngân hàng A.

Qua vụ tranh chấp trên, mặc dù thấy đƣợc rằng ngân hàng, họ có cái lý của họ khi cho khách hàng vay ít hơn giá trị tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Nhƣng việc NHTM định giá tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị thực tế của nó có thể gây ra những thiệt hại lớn đến lợi ích của khách hàng. Đồng thời cũng không phù hợp với quy định về thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm giữa các bên trong quan hệ xác lập hợp đồng cầm cố chứng khoán [1].

Hợp đồng bảo đảm tiền vay tuy chỉ là một hợp đồng phụ trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều khi nó lại đóng vai trò quan trọng hơn hợp đồng chính. Các yếu tố pháp lý trong hợp đồng bảo đảm tiền vay cũng phức tạp hơn hợp đồng tín dụng, nên tranh chấp cũng vì thế mà có nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ hợp đồng này. Vụ việc dƣới đây là một ví dụ:

Bà Thảo – là nhà đầu tƣ cá nhân, vào ngày 01 tháng 4 năm 2009 đã vay của ngân hàng B 1,5 tỷ đồng với mục đích để đầu tƣ kinh doanh chứng khoán và có bảo đảm bằng một số lƣợng cổ phiếu thuộc sở hữu hợp pháp của Bà Thảo đƣợc ngân hàng B định giá là 3 tỷ đồng, trong thời gian vay là 06 tháng. Sau khi vay vốn từ ngân hàng bà Thảo đã dùng toàn bộ số tiền trên để mua cổ phiếu. Đến ngày 18 tháng 8 năm 2009, bà Thảo đã bán toàn bộ số cổ phiếu mua đƣợc với giá 1,3 tỷ đồng, nhƣng do nhận thấy thị trƣờng chứng khoán bất ổn và có dấu hiệu suy giảm nên bà Thảo đã không tiếp tục đầu tƣ chứng

khoán. Tiếp đó, ngày 25 tháng 8 năm 2009, bà Thảo đã dùng toàn bộ số tiền bán cổ phiếu là 1,3 tỷ đồng để đầu tƣ kinh doanh bất động sản. Khi biết đƣợc sự việc trên, ngày 09 tháng 9 năm 2009, ngân hàng B đã chấm dứt hợp đồng tín dụng với bà Thảo và yêu cầu bà Thảo trả nợ cho ngân hàng. Nhƣng bà Thảo đã không đồng ý trả nợ. Do không đòi đƣợc tiền vay, nên ngân hàng B đã bán cổ phiếu mà bà Thảo đã cầm cố để thu hồi nợ. Mặc dù tại thời điểm đó giá trị của số cổ phiếu cầm cố trên chỉ còn khoảng 60% so với thời điểm vay vốn. Tranh chấp đã phát sinh từ sự vụ trên giữa bà Thảo và ngân hàng B vì bà Thảo không đồng ý bán cổ phiếu tại thời điểm đó mà muốn đợi đến khi thị trƣờng chứng khoán phục hồi trở lại.

Vụ việc trên, nếu xét cách xử lý của ngân hàng B với số cổ phiếu cầm cố của Bà Thảo là hợp pháp vì mục đích của khoản tiền vay đã bị bên vay sử dụng sai. Nhƣng nếu xét trên phƣơng diện của bên cầm cố thì hành vi bán cổ phiếu cầm cố với giá rẻ để thu hồi nợ mà không tính tới lợi ích của bà Thảo thì điều đó lại gây thiệt hại rất lớn. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng hoàn toàn có thể đƣa ra một cách thức giải quyết thiện chí hơn để giảm thiểu thiệt hại đối với bên đi vay, ví dụ ngân hàng bằng cách thỏa thuận với bà Thảo để thay đổi mục đích sử dụng tiền vay từ vay tiền để đầu tƣ kinh doanh chứng khoán sang đầu tƣ bất động sản. Làm nhƣ vậy, vừa có thể giúp cho ngân hàng vẫn bảo đảm đƣợc an toàn cho khoản tiền cho vay của mình, vừa giúp bảo vệ cho lợi ích của khách hàng, hơn hết là hạn chế đƣợc các tranh chấp nảy sinh.

Khi phát sinh tranh chấp, các bên liên quan sẽ tìm kiếm một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp nhất. Những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM với mục đích bảo đảm cho hợp đồng vay vốn đầu tƣ chứng khoán thuộc loại tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nên có thể lựa chọn các phƣơng thức giải quyết tranh chấp là thƣơng lƣợng, hòa giải, giải quyết vụ việc tại trọng tài thƣơng mại hoặc tòa án.

Pháp luật hiện hành chƣa có quy định riêng về giải quyết tranh chấp về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các NHTM. Các tranh chấp này phải tuân theo những quy định chung của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011, luật trọng tài thƣơng mại năm 2010.

Bộ luật tố tụng dân sự quy định nhƣ sau [21, Điều 33, Khoản 1, Điểm b]: Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp "hợp đồng cho vay giữa các

tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận". Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyếttheo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện. Các tranh chấp chỉ đƣợc giải quyết thông qua phƣơng thức "trọng tài" khi các bên có thoả thuận.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong phạm vi chƣơng 2, ngƣời viết nghiên cứu về thực trạng pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM ở Việt Nam hiện nay. Trình bày đƣợc trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cầm cố chứng khoán, các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng nhƣ nội dung của hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM, các vấn đề về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cầm cố chứng khoán, hợp đồng cầm cố chứng khoán vô hiệu, và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cầm cố chứng khoán. Qua đó, có thể thấy, pháp luật hiện hành cũng đã có sự điều chỉnh đối với quan hệ hợp đồng cầm cố chứng khoán nhƣng trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và lợi ích của các bên trong hợp đồng cầm cố chứng khoán chƣa thực sự đƣợc đảm bảo. Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật chính là cơ sở quan trọng để ngƣời viết đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại NHTM đƣợc nêu ở nội dung của chƣơng 3.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)