Nguyên nhân nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 34 - 36)

1.2. Thực trạng nợ xấu

1.2.1. Nguyên nhân nợ xấu

Để giải quyết đƣợc nợ xấu, phải tìm ra những nguyên chính để đƣa ra các biện pháp giải quyết triệt để. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu, qua nghiên cứu tác giả tổng hợp một số nguyên nhân khách quan, chủ quan cơ bản nhất dẫn đến tình trạng này nhƣ sau:

Về nguyên nhân khách quan:

Bên cạnh những nguyên nhân nhƣ môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh tế thì môi trƣờng pháp lý có tác động rất quan trọng đến vấn đề nợ xấu; hoạt động ngân hàng luôn tìm ẩn những rủi ro cao và để giúp giảm thiểu rủi ro luôn đòi hỏi có sự hậu thuẩn của hệ thống pháp luật, nếu hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động an toàn lành mạnh của hệ thống ngân hàng, còn ngƣợc lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu tính khả thi thì luôn tìm ẩn những rủi ro rất cao đối với hệ thống ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng của môi trƣờng pháp lý, nên các nƣớc trên thế giới đều chú trọng đồng bộ hóa và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng.

Đối với nƣớc ta, trong những năm qua đã chú trọng xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, nhƣng nhìn chung có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chƣa đồng bộ, chƣa hoàn thiện nhƣ một số điều luật đã có nhƣng chƣa đƣợc triển khai (về xiết nợ, về phát mại tài sản, về thế chấp, cầm cố, các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất đai…) mặc khác, hiệu lực thi hành các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chƣa cao, điều này đã và đang tiếp tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn rất lớn đối với hoạt động ngân hàng. Một số chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc còn thiếu tính ổn định làm cho hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro chính sách, nhất là chính sách về tỷ giá, tỷ suất… và một số bất cập của pháp luật liên quan đến ba nhóm sau:

- Liên quan đến điều kiện của tài sản bảo đảm nhƣ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, đăng ký pháp lý đối với tài sản bảo đảm chƣa phù hợp với thực tiễn.

- Liên quan đến thủ tục nhận tài sản bảo đảm nhƣ các quy định về thủ tục cầm

cố, thế chấp chƣa minh bạch, quy định về định giá tài sản mang nặng tính hình thức. - Trong xử lý tài sản bảo đảm các ngân hàng chƣa đƣợc trao quyền chủ động, trình tự xử lý tài sản bảo đảm kéo dài, với chi phí rất lớn.

Về nguyên nhân chủ quan:

Do năng lực điều hành, quản trị rủi ro yếu kém của ngân hàng, buông lỏng kỷ

luật, kỷ cƣơng trong kiểm soát rủi ro khi cho vay, cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc cho vay tràn lan để đầu tƣ vào chứng khoán, bất động sản mà không có kiểm soát rủi ro đối với các dự án đầu tƣ này, trong khi các thị trƣờng này trầm lắng, thiếu tính thanh khoản dẫn đến các đối tƣợng vay không có khả năng trả nợ.

Tình trạng lạm dụng sở hữu chéo duy trì cấp tín dụng thƣờng xuyên trái với

quy định cho vay về vốn giữa các ngân hàng. Sở hữu chéo, đầu tƣ ngoài ngành của các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nƣớc diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tƣ lòng vòng, bất chấp quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, sở hữu chéo dẫn tới rủi ro nhóm ngân hàng liên quan và rủi ro liên thông giữa các thị trƣờng bất động sản, chứng khoán do các ngân hàng Việt Nam đều liên quan tới kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Thông thƣờng, sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp (DN) có tính trực tiếp. Ví dụ, doanh nghiệp X sở hữu doanh nghiệp Y và ngƣợc lại doanh nghiệp Y sở hữu doanh nghiệp X. Tuy nhiên, sở hữu chéo có thể tồn tại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, khi một nhà đầu tƣ, hoặc một nhóm nhà đầu tƣ, hay một doanh nghiệp sở hữu cả ngân hàng A và ngân hàng B, thì thực chất ngân hàng A và ngân hàng B là sở hữu chéo của nhau. Hình thức này thiếu minh bạch và rất khó kiểm soát. Hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc đều sở hữu ngân hàng. Điển hình là Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu ngân hàng TMCP An Bình, Tập đoàn Viễn thông Quân đội sở hữu ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Cao su

sở hữu ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu ngân hàng TMCP Đại Dƣơng… [47]. Sở hữu chéo vốn cổ phần vốn dĩ không phải là xấu, nhƣng điểm đặc biệt là việc các tập đoàn doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ lớn của một NHTM sẽ là nguồn gốc của rủi ro tín dụng tập trung, lợi ích mà các thành viên thƣờng khai thác trong mối quan hệ này chính là tín dụng chỉ định giá rẻ, ngoài tầm kiểm soát và kết quả lại là những khoản nợ xấu khổng lồ cho nền kinh tế.

Nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán

bộ ngân hàng và khách hàng dẫn đến tình trạng thông đồng để rút ruột ngân

hàng.NH là ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm

thì đạo đức phải đƣợc đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng. Tuy nhiên hiện chƣa có tính toán, trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất phát từ đạo đức ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ. [30]

Bên cạnh, đó thì công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế, nhất là không kịp

thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tƣ một số lĩnh vực rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 07 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)