Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN, hợp đồng mua, bán nợ phải đƣợc ký kết bằng văn bản. Nội dung hợp đồng mua, bán nợ đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản nhằm đảm bảo các mục đích sau:
Thứ nhất, hợp đồng mua, bán nợ là việc tuyên bố, công khai chính thức mối
quan hệ pháp lý giữa bên mua nợ và bên bán nợ về việc mua lại các khoản nợ phải thu phát sinh từ hợp đồng tín dụng hoặc khế ƣớc vay gốc. Theo đó, bên mua nợ có quyền thụ hƣởng các quyền lợi từ khoản nợ do bên bán chuyển sang và bên nợ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đó cho bên mua nợ thay vì phải thanh toán cho bên bán nợ (TCTD) nhƣ trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ƣớc vay gốc.
Thứ hai, hợp đồng mua, bán nợ là bằng chứng pháp lý cho việc chuyển giao
quyền đòi nợ từ bên bán nợ sang cho bên mua nợ và là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên có liên quan.
Thứ ba, hợp đồng mua, bán nợ là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nƣớc căn
cứ vào đó để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc mua, bán nợ. Đồng thời việc ký kết hợp đồng mua, bán nợ bằng văn bản là tiền đề, cơ sở và là bằng chứng pháp lý để các bên có liên quan tiến hành các hoạt động hạch toán, kế toán
một cách minh bạch, công khai và đúng pháp luật.
Theo quy định hiện nay thì văn bản hợp đồng mua, bán nợ đƣợc hiểu bao gồm văn bản viết và văn bản điện tử. Hợp đồng mua, bán nợ đƣợc xác lập thông qua phƣơng tiện điện tử dƣới hình thức thông điệp dữ liệu đƣợc coi là giao dịch bằng văn bản theo qui định tại khoản 1 Điều 124 BLDS năm 2005 và theo qui định tại Điều 11, 12, 13, 14 Luật giao dịch điện tử năm 2005 thì các văn bản hợp đồng điện tử đƣợc coi là có giá trị pháp lý nhƣ văn bản hợp đồng viết và có giá trị chứng cứ trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên, hợp đồng mua, bán nợ chứa đựng nhiều rủi ro nên pháp luật quy định loại hợp đồng này phải đƣợc ký kết bằng văn bản nhằm đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho các bên trong quan hệ giao dịch mua, bán nợ.